Những năm 1990, Nga đã tiến hành nâng cấp hệ thống phòng không S-300 lên tiêu chuẩn S-300PMU, NATO định danh SA-10 GRUMBLE. Biến thể này đã mang lại một sức mạnh tác chiến hoàn toàn mới cho hệ thống phòng không S-300. Ảnh: Realitypod |
S-300PMU sử dụng loại đạn tên lửa 5V55RUD cho phép mở rộng tầm bắn lên 90 km, độ cao từ 25-25.000 mét. Hệ thống vẫn có thể sử dụng loại đạn 5V55R cũ có tầm bắn 75 km. Ảnh: Ausairpower |
Chương trình nâng cấp hệ thống phòng không S-300PMU có hai gói là S-300PMU-1 được thực giới thiệu vào năm 1992 và S-300PMU-2 Favorit giới thiệu vào năm 1997. Ảnh: Jaydeconsulting |
Cải tiến quan trọng của S-300PMU-1 là đưa vào sử dụng loại đạn tên lửa 48N6 cho phép mở rộng phạm vi tác chiến lên 150 km. Nâng cấp công nghệ dẫn hướng TVM (bám theo đạn) cho phép S-300PMU-1 đối phó hiệu quả hơn với các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Ảnh: Yandex |
Hệ thống phòng không S-300PMU-1 sử dụng xe mang phóng 5P85SM/SE với khả năng cơ động tốt hơn. Ảnh: Ausairpower |
Một điểm nhấn khác của S-300PMU-1 là sự ra đời của radar tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa 30N6E Tomb Stone. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 300 km, theo dõi đồng thời 100 mục tiêu. Nó có khả năng kiểm soát 12 tên lửa và phân bổ 2 tên lửa cho một mục tiêu. Đặc tính kỹ thuật của radar 30N6E vượt trội so với radar AN/MPQ-53 của hệ thống phòng không Patriot. Ảnh: Ausairpower |
Bổ sung cho radar 30N6E là radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 300 km, theo dõi đồng thời 100 mục tiêu. Khi cần thiết, radar này có thể triển khai trên tháp 40V6M ở độ cao 24 mét cho phép phát hiện những mục tiêu bay rất thấp ở các khu vực nhiều đồi núi. Ảnh: RT |
Một nâng cấp quan trọng khác của S-300PMU-1 là bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E có khả năng kiểm soát đồng thời 12 xe phóng. Ngoài ra, nó còn có khả năng kết hợp các hệ thống phòng không khác vào trong môi trường chiến thuật thống nhất. Ảnh: Ausairpower |
Trong khi đó gói nâng cấp S-300PMU-2 Favorit vừa tối ưu hóa các tính năng của S-300PMU-1 vừa nâng cao hiệu suất tác chiến lên một tầm cao mới. Ảnh: Wikipedia |
S-300PMU-2 sử dụng đạn tên lửa 48N6E2 có phạm vi tác chiến lên đến 200 km, độ cao tối đa 30 km. Tên lửa 48N6E2 có công nghệ dẫn hướng tinh vi hơn cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung ở khoảng cách 40 km. Ảnh: Wikipedia |
Một tính năng vượt trội của S-300PMU-2 là radar giám sát tầm xa 64N6E Big Bird(Tombstone). Radar này có khả năng phát hiện 200 mục tiêu ở cự ly 300 km. Big Bird là chìa khóa quan trọng trong việc cải thiện khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của S-300PMU-2. Theo Ausairpower, S-300PMU-2 với radar 64N6E có xác suất tiêu diệt mục tiêu từ 80-93% đối với máy bay, 50-75% đối với tên lửa đạn đạo chiến thuật. Ảnh: Ausairpower |
S-300PMU2 sử dụng xe mang phóng 5P85TE hoặc 5P85TE1. Nga đã xuất khẩu hệ thống phòng không S-300PMU-1/2 cho một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trung Quốc là khách hàng nước ngoài lớn nhất của S-300PMU-1/2. Ảnh:Ausairpower |
Biến thể S-300PMU-2 Favorit xuất khẩu cho Trung Quốc sử dụng xe mang phóng 5P85TE2 tương tự xe mang phóng của hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga. Ảnh: Ausairpower |
S-300PMU-2 của Trung Quốc bắn thử đạn tên lửa 48N6E2. Có thể nói rằng, S-300PMU-1/2 là hệ thống phòng không độc đáo với nhiều tính năng ưu việt, nó là loại vũ khí có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở khu vực triển khai. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ và một số nước phương Tây quyết dùng mọi biện pháp ngăn chặn Nga bán hệ thống này cho Iran. Ảnh: Ausairpower |