Bác sỹ Roberto Canessa hiện tại và khi gặp tai nạn năm 1972 |
Ông kể lại rằng những người còn sống đã rất đau đớn khi quyết định phải ăn thịt những người bạn xấu số của mình để sinh tồn trong khi chờ đội tìm kiếm đến hiện trường trong khi thực phẩm dự trữ đã cạn kiệt.
Những người sống sót đầu tiên chia nhau quần áo và thức ăn nhưng chúng nhanh chóng cạn kiệt |
"Khi đó, chúng tôi biết giải pháp của mình nhưng quá khó để chấp nhận", ông kể lại. "Thi thể các bạn đồng hành đã đông cứng trong tuyết và đó là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất khi đó".
Đội tìm kiếm không xuất hiện sớm như mong đợi và những người sống sót phải nghĩ đến cách ăn thịt thi thể bạn đồng hành |
Nhiều lúc, người đàn ông này đã nghĩ, nếu không may thiệt mạng trong vụ tai nạn đó, những người còn lại đã dùng thi thể của ông để sinh tồn.
Giải thích với Daily Mail, Roberto nói: "Tôi có thể vinh dự nói rằng, nếu trái tim mình ngừng đập thì những bộ phận còn lại của cơ thể vẫn có sứ mệnh đưa những người còn lại ra khỏi vùng núi hoang vu đó".
Giờ đây, đã là một bác sỹ lâu năm, ông cho rằng những người còn sống khi đó đã phá vỡ những điều cấm kỵ của thế giới nhưng Roberto tin rằng, trong tương lai, thế giới sẽ thay đổi những quan điểm này để rồi sẽ có những cách khác để tôn vinh những người đã khuất.
Nhưng rồi bản năng sinh tồn khiến họ phải vượt qua rào cản đạo đức để sống sót đến khi đội cứu hộ tìm thấy |
Người sống sót chỉ ăn những miếng thịt đó khi cơn đói hành hạ đến mức không thể chịu đựng thêm nữa.
Chuyến bay gặp nạn khi có 45 người trên khoang, sau khi rơi có 27 người sống sót.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và một trận lở tuyết và phải chống chọi với cái đói, chỉ còn 16 người còn sống khi đội cứu hộ tìm thấy họ, 72 ngày sau khi máy bay rơi.
Tất cả những câu chuyện về khoảng thời gian khó khăn đó được Roberto kể lại trong cuốn tự truyện "Tôi phải sinh tồn" của mình.