Rùa “tóc xanh” biết thở bằng... hậu môn

GD&TĐ - Loài rùa sông Mary trở nên cực kỳ nổi tiếng trên mạng xã hội với ngoại hình và khả năng có một không hai trong giới rùa của mình. Nổi bất nhất là "mái tóc" dựng đứng xanh mướt trên đầu. Thật ra đây là một loại rêu tảo bám vào đầu rùa và tạo cho chúng vẻ ngoài đặc biệt sừng sỏ, ngổ ngáo.

Rùa “tóc xanh” biết thở bằng... hậu môn
 Rùa sông Mary tóc xanh

Rùa sông Mary tóc xanh

Ngoài ra loài rùa này dù có hai lỗ mũi to nhưng vẫn có thể thở qua đường... hậu môn.

Chúng từng là một loại vật nuôi rất được ưa chuộng ở Úc vào những thập niên 60 và 70. Nhưng cũng kể từ đó, số lượng của loài rùa này càng ngày cảng giảm với tốc độ đáng báo động.

Chuyên gia về bò sát ở Hiệp Hội Động Vật Học London, Rikki Gumbs cho biết thời gian trưởng thành của rùa sông Mary kéo dài từ 25 đến tận 30 năm.

Rikki cho biết: "Đến khi người ta nhận thấy rằng loài rùa sông Mary dễ bị tổn thương, chúng ta đã mất một lượng rùa lớn cho các cửa hàng vật nuôi. Hiện số lượng loài rùa này còn rất ít".

Hiệp Hội Động Vật Học London đã liệt kê rùa sông Mary vào danh sách những loài bò sát dễ bị tổn thương nhất. Bộ Môi Trường và Năng Lượng của Úc cho biết rùa sông Mary cũng đã được liệt vào danh sách những loài vật đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.