Rủ nhau lên núi tìm ươi

GD&TĐ - Những ngày qua, người dân khắp nơi đổ xô về huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) để thu mua và trực tiếp vào rừng khai thác hạt ươi.  

Rủ nhau lên núi tìm ươi

Đường 74 nối huyện miền núi Nam Đông với A Lưới trở thành nơi khai thác ươi nóng bỏng bất chấp lệnh cấm khai thác, chặt phá cây ươi của các cơ quan chức năng.

Ồ ạt khai thác ươi trái phép

Giữa những ngày tháng Bảy rực lửa chúng tôi băng rừng vượt Cổng Trời ở đường 74 tiến vào khu vực thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Nam Đông.

Hình ảnh đập vào mắt đầu tiên là hàng chục chiếc xe máy của những người dân đi lượm ươi nằm rải rác bìa bìa rừng, trong đó có nhiều xe mang biến số 92 của những người khai thác ươi đến từ tỉnh Quảng Nam. 

Phát hiện các phóng viên đang vào tác nghiệp ở khu vực khai thác ươi, nhiều đối tượng mang theo cưa toan bỏ chạy vào rừng. Một số lán trại được người dân dựng lên để ở lại trong rừng khai thác hạt ươi nhanh chóng được thu dẹp gọn gàng.  

Ông Lê Văn Hùng ở thôn 2 (xã Hương Hòa) cho biết: "Tui đi lượm ươi đã 2 ngày nay nhưng mới được có 3 kg chứ mấy. Từ khu vực Cồng Trời các anh muốn vào tận điểm khai thác ươi phải mất 7 tiếng, đường khó đi lắm, Kiểm lâm và BQLRPH Nam Đông không cho các anh vào đó mô vì đã có lệnh cấm rồi. 

Vào tận trong rừng mới thấy được cây ươi bị đốn hạ mà sốt ruột, sốt gan, những người đi lượm ươi bay như chúng tôi không lo lắng bằng những tên phá rừng dùng cưa máy triệt phá cây để tìm ươi, anh không tin nên vào trong rừng để tận mắt thấy".

Mong muốn có những hình ảnh chân thật về  rừng ươi bị chặt phá như lời đồn của những người đi khai thác ươi cung cấp, chúng tôi quyết định đi vào địa điểm chặt cây ươi để khai thác.

Rất tiếc khi đến ngang trạm bảo vệ rừng thuộc BQLRPH Nam Đông các nhân viên tại trạm này không cho phép chúng tôi vào tác nghiệp, trong lúc phía ngoài hàng rào barie của trạm này hàng chục chuyến xe của người khai thác ươi từ trong rừng " vô tư" băng ra. 

Lúc đầu người khai thác ươi được tự do ra vào. Khi thấy các phóng viên đang tác nghiệp thì lực lượng bảo vệ rừng tại đây đã "nhanh chóng triển khai" hoạt động kiểm soát thu giữ ươi  trái phép.

Một số người chuyên đi lượm ươi ở khu vực rừng trên đường 74 khi gặp chúng tôi cho biết: "Mỗi cây ươi có khoảng 10 - 20 kg trái, cây thẳng đứng dạng thân cau, lá có màu xanh đậm đặc trưng, ươi khi chín, quả phát tán xuống đất trong chu vi chừng 100 m. 

Người nhặt chỉ việc tìm cây ươi đã rụng quả, sau đó đi quanh gốc nhặt. Quả ươi được giá nhất khi chúng đã chín và rụng xuống đất, còn gọi là "ươi bay".

Chị Trần Thị Thảo ở xã Thượng Lộ, một người dân đang đi khai thác ươi bay nói: "Cả hai vợ chồng tui đi ươi hơi hai hôm nay, Khu vực Mù Nú có nhiều ươi nhất, đáng tiếc là không biết răng tại đây có một số người lạ họ đem cưa máy theo, triệt hạ cây để khai thác hạt ươi. Giá bán hạt ươi tươi từ 40 đến 50 nghìn đồng/kg, giá hạt ươi khô là 250 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi ngày đi lượm từ 5 đến 6 kg ươi tươi".

Để bảo vệ ươi, hơn một tháng trước UBND huyện  Nam Đông đã ra văn bản cũng như tăng cường kiểm lâm địa bàn nhưng vẫn không thể kiểm soát hết trình trạng bà con ồ ạt vào rừng khai thác ươi. 

Ông Trương Xàng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông - cho biết: Do nghề khai thác ươi có thu nhập cao nên người dân đổ xô lấy hạt ươi. 

Tuy nhiên theo chúng tôi đa số khu vực này đa số là rừng cộng đồng, rừng của các chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước. Cúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện có những văn bản để chỉ đạo kịp thời, trong đó riêng các rừng cộng đồng, tổ chức kiểm lâm địa bàn về dưới xã để giúp cho xã tuyên truyền cho người dân không được chặt phá cây ươi.

Đắng lòng nhìn ươi bay

Mặc dù hiện nay đang là thời điểm cuối mùa của hạt ươi nhưng trên tuyến đường tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn từ A Lưới - Quảng Nam, trình trạng khai thác ươi vẫn diễn ra nhộn nhịp, bất chấp sự ngăn chặn của lực lượng chức năng, hàng chục hộ dân vẫn lén lút vào rừng để khai thác, thu lượm hạt ươi. 

Có mặt tại cửa hầm A Roàng 1, thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn A Lưới đi Quảng Nam, liên tục từ 0 giờ đến 8 giờ sáng, hàng chục tốp người đi xe máy ồ ạt đua nhau vào các khu vực rừng thuộc địa phận  Khu Bảo tồn Sao la để khai thác hạt ươi đã bị Hạt Kiểm lâm Sao la ngăn chặn, vận động quay trở về.  

Theo Hạt Kiểm lâm A Lưới, trong gần một tháng qua, lượng người vào rừng thu lượm, khai thác hạt ươi trái phép không ngừng tăng, lúc cao điểm lên đến 150 - 200 lượt người/ngày. Phần lớn là người dân các xã Hương Lâm, A Đớt, A Roàng...

Tình hình khai thác ươi diễn ra rầm rộ không kiểm soát được khiến 2 trường hợp tử vong và một người bị thương nặng do vào rừng khai thác, thu lượm hạt ươi trái phép. 

Trường hợp đầu tiên là ông Hồ Văn Thành ở xã Hồng Thượng vào ngày 10/7 trong lúc vào rừng khai thác và hái lượm hạt ươi thuộc đại phận khu rừng Mỏ Quạ (xã Hồng Hạ) không may đã bị cây rừng đổ ngã va đập mạnh vào người và đã tử vong ngay trên đường đi cấp cứu. 

Trường hợp thứ hai là một lao động chưa rõ danh tính ở tỉnh Quảng Bình bị chết do cây rừng va đập trong lúc khai thác và thu lượm hạt ươi vào ngày 14/7 tại khu vực rừng thuộc đại phận xã Phú Vinh. 

Cũng vào thời điểm trên, ông Pi Hôi Duân ở xã Hồng Hạ trong lúc đang khai thác. Thu lượm hạt ươi thị bị cây rừng va đập làm gãy chân và bị thương nặng.

Trước tình hình trên, Hạt Kiểm lâm A Lưới đã phối hợp chặt chẽ với BQL rừng phòng hộ A Lưới, Khu Bảo tồn Sao la, Công an huyện A Lưới, Đồn Biên phòng Hương Nguyên xây dựng kế hoạch liên ngành, chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ ngăn chặn kịp thời việc hái lượm, thu mua, vận chuyển hạt ươi trái phép, tăng cường lực lượng tuần tra, truy quét đẩy đuổi người dân ra khỏi khu vực rừng và trực 24/24, nhất là tại khu vực tuyến đường 74 A Lưới đi Nam Đông, thuộc địa phận quản lý của BQL rừng phòng hộ A Lưới.

Ươi, tên gọi trong Đông y là bàng đại hải, tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, thông tiện; thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt hoặc pha chế nước giải khát. Đây là loại dược liệu quý.

TS Trần Công Khánh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc Việt Nam - lo ngại: “Hạt ươi khai thác quá mức để xuất qua Trung Quốc nên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 

Loại cây này sống ở vùng núi, đất mùn, có lá cây che phủ nên rất khó mang về trồng ở vườn nhà hoặc quy hoạch thành vùng trồng để bảo tồn. 

Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang phải đối diện với nạn “chảy máu” nguồn gen các cây quý hiếm bởi chiến lược thu thập, lai tạo và làm giàu gen của các tư thương nước ngoài. Tình trạng này cảnh báo các địa phương nêu cao cảnh giác, bảo vệ nguồn gen quý hiếm cây trồng quốc gia”.

Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 1Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 2Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 3Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 4Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 5Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 6Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 7Rủ nhau lên núi tìm ươi ảnh 8

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.