Sắp tới, các hành khách đi vào khu vực check-in ở sân bay có thể nhanh chóng được chào hỏi bởi chú robot dễ thương này. Robot Sanbot trông giống một chú chim cánh cụt hơn là một con robot khô khan. Được thiết kế và chế tạo bởi công ty Quihan ở Trung Quốc, Sanbot được lập trình để có thể tương tác với con người trong một khu vực lớn. Robot này đang được thử nghiệm ở nhiều ngành công nghiệp, nhưng chủ yếu sẽ được sử dụng để phục vụ ở sân bay.
Robot Sanbot có hình dạng giống chim cánh cụt. Ảnh: Sanbot
Nó cũng có khả năng ưu Việt là dịch các câu hỏi ra 28 thứ tiếng và khi công việc ở sân bay trở nên quá tải, robot có thể trở thành một người điều khiển nhanh nhẹn và thạo việc. Những người chế tạo cho biết rằng, công nghệ này có sự kết hợp giữa hệ điều hành Android dùng trong nhà và thương nghiệp với phần cứng của robot kết nối đám mây. Dịch vụ đám mây này của công ty Quihan. Ngoài ra robot còn có sự tham gia của một ứng dụng người kiểm soát.
Robot chủ yếu được sử dụng ở sân bay. Ảnh: Sanbot
Sanbot đang được thử nghiệm ở Custom Gongbei của Trung Quốc. Đây là một cảng lớn trong đại lục Trung Quốc giáp với những khu vực sòng bài ở Macau. Người đại diện của công ty Quihan tuyên bố, những con Sanbot đang trong cuộc thử nghiệm cũng được huấn luyện để nhận biết những kẻ phạm tội. “Chúng sẽ giúp các thủ tục được tiến hành nhanh chóng và an toàn hơn”, Quihan nói.
Nhưng với hầu hết những hành khách thường phải khúm núm khi trả lời các nhân viên làm thủ tục, thì Sanbot trông có vẻ vui nhộn hơn là làm người ta khiếp sợ. Vì vậy họ không tin vào khả năng nhận biết tội phạm của Sanbot cho lắm.
Robot có thể nói được 28 thứ tiếng. Ảnh: Sanbot
Sanbot là một sản phẩm tích hợp nhiều công nghệ ưu Việt. Ở phần cánh tay, robot có hai phần giống như mái chèo, và nó di chuyển quanh một bộ các bánh xe. Theo TechCrunch – tờ báo đã có những bài nhận xét về buổi trình diễn công nghệ tại Berlin hồi tháng 9 cho biết Sanbot sử dụng hệ thống chuyển động theo dấu của bộ mẫu Kinect Microsoft và camera chất lượng cao.
Robot còn được trang bị một số lượng lớn đèn LED cho việc nhận dạng những đặc điểm của gương mặt. Nó thậm chí còn có một máy chiếu chất lượng HD ở trong đầu. Robot cũng có một máy tính bảng cảm ứng được gắn vào trong phần ngực với thiết bị tạo ra âm thanh và một loại loa đặc biệt – loa subwoofer.
Giá của mỗi con Sanbot là 6.000 đô la Mỹ. Ảnh: Sanbot
Những nghề nghiệp có thể sử dụng robot Sanbot theo Quihan bao gồm phục vụ nhà hàng, trợ lý bán hàng, giáo viên, bảo vệ, người vận hành máy móc giải trí và điều chỉnh các công nghệ trong nhà. Người dùng có thể kiểm soát robot thông qua hệ điều hành Android hoặc iOS, hay cách khác là qua đám mây.
TechCrunch cho biết mức giá để mua robot Sanbot là 45.000 Nhân dân tệ (bằng 6.000 đô la Mỹ) và họ phát biểu rằng đây là một mức giá hợp lý.