Ráo riết nghiên cứu thuốc trị nCoV

Ráo riết nghiên cứu thuốc trị nCoV

Thật tiếc là virus nCoV đã lọt ra ngoài biên giới Trung Quốc khá lâu, và các ca nhiễm bệnh xuất hiện ngày một nhiều trên thế giới.

Số người tử vong vì virus nCoV cũng gia tăng; còn các bác sĩ cố gắng chữa trị cho bệnh nhân bằng thuốc chống HIV. Trong nghiên cứu về chủng virus mới từ Vũ Hán có sự tham gia của các nhà khoa học Ba Lan.

“Tốc độ nghiên cứu đối với mối nguy hiểm khá là ấn tượng. Mới có vài tuần lễ trôi qua kể từ khi xuất hiện ca nhiễm virus nCoV đầu tiên, mà chúng ta đã biết về cấu trúc của virus và hệ gen của nó. Chúng ta cũng biết về đặc điểm ban đầu của cá thể gây bệnh” – GS. TSKH Krzystof Pyrc ở Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐH Jagielonski, cho biết như vậy.

Theo GS Pyrc, các công việc nghiên cứu tiến triển nhanh hơn so với trường hợp virus SARS (dịch SARS bùng nổ năm 2002). GS Pyrc cũng khẳng định việc nghiên cứu liên quan đến virus nCoV đang diễn ra tại khắp các phòng thí nghiệm trên thế giới. Hơn nữa, cách đây chưa lâu, chúng ta cũng biết rằng trí tuệ nhân tạo cũng được huy động để tìm kiếm thuốc trị nCoV.

Trả lời câu hỏi liệu thuốc chữa HIV có hiệu quả đối với điều trị nCoV hay không, GS Pyrc cho biết, các bài thử nghiệm đang được tiến hành. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, các bài test được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể cho kết quả dương tính, nhưng điều đó không có nghĩa là trong thực tế thuốc thực sự có hiệu quả trong đặc trị virus từ Vũ Hán.

Ông Pyrc cũng cho biết, tạm thời phương pháp hiệu quả duy nhất trong cuộc chiến chống virus nCoV là cách ly các khu vực mà dịch có thể phát tán. “Tôi đồng ý với quanđiểm này. Hiện giờ, đây là giải pháp tốt nhất, có thể giúp kìm hãm sự lây lan của dịch” – ông nói.

Theo GS Pyrc, dịch virus nCoV có thể tự biến mất. Ông nhắc lại sự kiện dịch SARS năm 2002 mà chúng ta chế ngự được chỉ trong vòng vài ba tháng. Từ thời điểm đó, các nhà khoa học không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm SARS nào khác. Thế nhưng, cũng không thể chủ quan cho rằng đối với virus nCoV, tình hình cũng diễn ra tương tự.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.