Quy định cấp phép hoạt động báo in

Quy định cấp phép hoạt động báo in

So với Luật Báo chí và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí, thông tư này làm rõ hơn các vấn đề về đối tượng được cấp phép, điều kiện được cấp phép, một số thay đổi trong nội dung giấy phép hoạt động báo chí in; những quy định nhằm nâng cao hơn vai trò cũng như trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc xin phép thành lập mới, sửa đổi chức năng nhiệm vụ và phát hành bổ sung các ấn phẩm phụ của cơ quan báo chí.

TT16 cũng quy định chặt chẽ hơn cho chức vụ TBT.
TT16 cũng quy định chặt chẽ hơn cho chức vụ TBT.

Làm rõ hơn Điều 12 của Luật báo chí “Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí”, TT16 chỉ rõ đối tượng được xin phép hoạt động báo chí in là “Các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có đủ điều kiện được đứng tên xin phép hoạt động báo chí. Những cơ quan, tổ chức đứng tên xin phép hoạt động báo chị gọi chung là cơ quan chủ quản báo chí”.

Theo TT16, để cấp giấy phép hoạt động báo chí in phải đảm bảo 3 điều kiện: phù hợp với quy hoạch báo chí đã được phê duyệt; đủ điều kiện về nhân sự; chứng minh được đủ điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính.

Khác với bản dự thảo ban đầu, TT16 chỉ quy định “có đủ số lượng người làm BTV, PV tùy theo cơ cấu tổ chức và bộ máy”, không đòi hỏi 50% số PV, BTV phải có Thẻ nhà báo. Trong trường hợp cơ quan báo chí có sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam để thể hiện nội dung thông tin thì phải có đủ PV, BTV và phái có lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc người trong Ban BT được lãnh đạo ủy quyền sử dụng thành thạo về ngôn ngữ đó để chịu trách nhiệm về nội dung.

Về điều kiện cơ sở vật chất, TT16 cũng chỉ yêu cầu chứng minh được về cơ sở vật chất, tài chính, có trụ sở hoặc hợp đồng cho thuê trụ sở, chứ không bắt buộc có trụ sở làm việc ổn định từ 5 năm trở lên.

Trong điều kiện để cấp phép, TT16 đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Tổng biên tập (TBT): Có bằng tốt nghiệp từ ĐH trở lên; Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên; Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý báo chí được Bộ TT-TT cấp chứng chỉ; Có Thẻ nhà báo đang có hiệu lực... Việc đưa ra các điều kiện khắt khe cho TBT của tờ báo mới là một trong những việc cần thiết. Trong khi góp ý cho dự thảo TT16, Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn đã nhận xét: “Với một cơ quan báo chí, quan trọng nhất là người đứng đầu, do đó chỉ nên xem xét kỹ sơ yếu lý lịch của người đứng đầu và danh sách cán bộ chủ chốt dự kiến”.

Về hiệu lực của giấy phép, TT16 quy định giấy phép hoạt động báo chí in có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày ký. Sau 90 ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không xuất bản ấn phẩm báo chí thì giấy phép không còn giá trị.

Ngoài ra TT16 cũng quy định chi tiết một số vấn đề khác như: thẩm quyền cấp phép,hồ sơ và thủ tục, thay đổi nội dung giấy phép, cấp lại giấy phép, xuất bản số phụ...

Anh Thư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.