"Phượng hoàng" châu Á sống cùng với khủng long?

"Phượng hoàng" châu Á sống cùng với khủng long?

(GD&TĐ) – Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện được hóa thạch của một con chim khổng lồ sống ở Trung Á hơn 65 triệu năm. Đây là phát hiện thách đố các giả thuyết về sự đa dạng của những con chim thời kỳ đầu.

Sải cánh của loài chim cổ có thể dài như cánh hải âu lớn
Sải cánh của loài chim cổ có thể dài như cánh hải âu lớn

Sinh vật này có thể cao hơn một con đà điểu nếu nó không bay được và nếu nó bay thì nó sẽ có sải cách dài hơn sải cánh của một con chim hải âu lớn.

Các nhà khoa học đã đặt tên cho con chim này là Samrukia nessovi theo tên một loài phượng hoàng thần thoại Kazakh được gọi là samruk và sau đó nó được đặt tên là Lev Nessov, để tưởng niệm một nhà cổ sinh vật học Nga qua đời năm 1995.

Những ước tính về độ dài trên được dựa trên phần trên bên phải của xương hàm phía trên của sinh vật được tìm thấy tại lớp trầm tích cuối kỷ phấn trắng ở Kyzylorda, phía nam Kazakhstan. Những chiếc xương dài 275mm cho thấy xương sọ có thể dài tới 30cm.

Việc con chim này ăn gì và nó có bay không hiện chưa thể xác định vì bằng chứng không đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu xem xét 2 xương trên, con vật này có thể cao tới 3 mét, nặng hơn 50km nếu nó không bay được. Nếu nó có thể bay thì con vật này nặng ít nhất 12kg với sải cánh dài ít nhất là 4 mét.

Hà Châu (Theo ABC)
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ