Quan hệ Mỹ - Triều: Ngày càng căng thẳng

GD&TĐ - Triều Tiên được cho là đã thử nghiệm động cơ tên lửa, khiến mối quan hệ Mỹ - Triều có dấu hiệu trở nên căng thẳng. Trong khi Mỹ kêu gọi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa, Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng nếu Washington sử dụng biện pháp quân sự.

Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên                   Kim Jong-un trong cuộc gặp tại khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên hồi tháng 6
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tại khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên hồi tháng 6

Thử nghiệm động cơ tên lửa?

Hôm 8/12 vừa qua, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết, nước này đã tiến hành thử nghiệm tại trạm phóng vệ tinh Sohae - nơi thử nghiệm tên lửa mà các quan chức Mỹ và Hàn Quốc từng khẳng định, Bình Nhưỡng đã hứa sẽ đóng cửa.

Các chuyên gia cho biết, hình ảnh vệ tinh chụp trước và sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm được cho là “rất quan trọng” tại khu vực phóng tên lửa cho thấy, Bình Nhưỡng đã thử một động cơ tên lửa.

Đây là lần mới nhất trong hàng loạt cuộc thử nghiệm và tuyên bố về vũ khí từ Triều Tiên, trong bối cảnh thời hạn để Washington thay đổi lập trường của mình trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang ngày càng đến gần.

Cũng theo thông tin từ KCNA, kết quả thử nghiệm sẽ mang lại lợi thế đối với vị trí chiến lược của Triều Tiên. Nhà phân tích Jeffrey Lewis - Giám đốc chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở California nhận định, hình ảnh vệ tinh được ghi lại vào hôm 8/12 bởi Planet Labs cho thấy, các phương tiện và thiết bị trong cuộc thử nghiệm nhiều khả năng được sử dụng trong thí nghiệm động cơ tên lửa.

“Các phương tiện xuất hiện vào ngày 7/12 để tiến hành thử nghiệm”, ông Lewis cho biết.

Hôm 9/12, khi được hỏi, liệu đây có phải là một cuộc thử nghiệm động cơ, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã từ chối trả lời về vấn đề này; đồng thời khẳng định, quá trình giám sát địa điểm và phân tích chi tiết đang được tiến hành với cơ quan tình báo Mỹ.

Bước đi mới của Bình Nhưỡng

Mới đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố sẽ có thể đi “con đường mới”, nếu Mỹ không đáp ứng được các yêu cầu từ phía Bình Nhưỡng. Mặc dù không cho biết con đường đó là gì, nhưng các chuyên gia nhận định, chiến lược mới có thể sẽ bao gồm việc phóng vệ tinh không gian, giúp Triều Tiên chứng minh sự tiến bộ trong khả năng tên lửa của mình.

Một số chuyên gia Hàn Quốc cho biết, Bình Nhưỡng có thể đã thử nghiệm động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, khiến việc triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Phát biểu về vấn đề này, ông Kim Dong-yub, cựu sĩ quan Hải quân Hàn Quốc hiện giảng dạy tại Trường Đại học Kyungnam thuộc Seoul, cũng cho biết, Triều Tiên có thể đã thử nghiệm một động cơ đẩy nhiên liệu rắn vì họ đang cố gắng chuyển từ nhiên liệu lỏng.

Không ít quan chức và chuyên gia các nước trên thế giới nhận định, rất có thể Bình Nhưỡng đã sử dụng các loại nhiên liệu lỏng thời Liên Xô trong tất cả các vụ phóng ICBM hoặc vệ tinh trong những năm gần đây, đồng thời phát triển tên lửa nhiên liệu rắn để bắn từ tàu ngầm.

Trước đó, hồi tháng 3/2016, truyền thông nhà nước cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã giám sát “thành công” một thử nghiệm về động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn có công suất cao, “được thiết kế và sản xuất theo phong cách Hàn Quốc”.

Bên cạnh đó, ông Kim cũng tuyên bố, ngành công nghiệp tên lửa của nước này đã chuyển đổi mạnh mẽ từ nhiên liệu lỏng sang rắn, trong khi kiểm tra một tên lửa mới được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm vào tháng 2/2017.

Theo ông Jeong Han-beom, Giám đốc Trường Cao học An ninh quốc gia thuộc Trường Đại học Quốc phòng Hàn Quốc, đây có thể là nhiên liệu rắn hoặc cũng có thể là họ đã phát triển ra một động cơ mới.

“Trong mọi trường hợp, điều này có nghĩa là họ đang cải thiện khả năng đối với ICBM - thứ cần phải được thử nghiệm nhiều lần. Đây cũng được coi là một thông điệp mà Bình Nhưỡng gửi tới Washington rằng, hai nước có thể sẽ trở lại chuỗi ngày đối đầu quân sự nếu như cuộc đàm phán thất bại”, ông Jeong nhận định.

Căng thẳng leo thang

Hôm 7/12, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc tuyên bố sẽ không còn cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ; đồng thời, chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump đang cố “câu giờ”.

“Chúng tôi không cần phải có các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ và phi hạt nhân hóa đã không còn trên bàn đàm phán”, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song cho biết trong một thông báo.

Chỉ một ngày sau phát biểu này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có nguy cơ “mất tất cả mọi thứ”, nếu như Bình Nhưỡng tiếp tục giữ thái độ “thù địch”. Ông Trump cũng nhấn mạnh, Triều Tiền cần thực hiện việc phi hạt nhân hóa. Phát biểu của Tổng thống Mỹ được đưa ra sau khi Triều Tiên khẳng định đã thực hiện một cuộc thử nghiệm “thành công và có ý nghĩa lớn”.

“Kim Jong-un là một người quá thông minh và có quá nhiều thứ để mất, thực sự là mọi thứ, nếu ông ta hành động theo một cách thù địch. Ông Kim đã ký Thỏa thuận phi hạt nhân hóa với tôi tại Singapore”, Tổng thống Trump đăng tải trên Twitter, đề cập đến Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Singapore hồi năm 2018.

Cũng theo ông Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không muốn làm mất mối quan hệ đặc biệt với Tổng thống Mỹ, cũng như can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Bình Nhưỡng đã nhiều lần cảnh báo không muốn tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán vô ích với Washington, đồng thời đe dọa sẽ có biện pháp đáp trả nếu chính quyền Trump không thay đổi cách tiếp cận “thù địch”.

Quan hệ Mỹ - Triều gần đây có dấu hiệu căng thẳng khi Trump gọi Kim Jong-un là “người tên lửa” tại cuộc họp với các lãnh đạo NATO đầu tuần qua và ngầm cảnh báo Mỹ có thể sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết. Quan chức Triều Tiên nói rằng, ông Kim Jong-un “không hài lòng” với bình luận của Tổng thống Mỹ và cảnh báo nước này sẽ đáp trả nếu Washington dùng biện pháp quân sự.

Các chuyên gia cho biết, hình ảnh vệ tinh chụp trước và sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm được cho là “rất quan trọng” tại khu vực phóng tên lửa cho thấy, Bình Nhưỡng đã thử một động cơ tên lửa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.