Thời cổ đại, phụ nữ đã lấy chồng chỉ giống như một món đồ trong nhà và phải nghe theo mọi sắp xếp của nguời chồng. Thậm chí, họ còn trở thành món hàng có giá trị có thể mang ra cầm cố, cho thuê thế chấp vợ.Những người vợ bị đem đi cầm cố trong khoảng thời gian dài, vận mệnh lại bị đặt vào tay nguời khác. Nếu chẳng may bị bệnh mà chết thì do mệnh.
Nếu có bỏ chạy thì cả hai nhà cùng tìm, tìm không đuợc thì một nhà mất nguời, còn nhà kia mất tiền.
Ảnh minh họa |
Thời Nam Bắc Tống rất thịnh hành tục “chất thê và cố thê”. “Chất thê” tức là nhuợng vợ mình cho nguời khác để lấy một khoản tiền, khi hết hạn thì hoàn lại tiền để đón vợ về. “Cố thê” tức chủ thuê phải bỏ tiền ra trả cho nguời chồng để đổi lấy vợ anh ta trong thời hạn quy định, hết hạn nguời vợ sẽ về nhà mình mà không phải hoàn lại tiền thuê.
Đến triều Tống, khi thuơng mại phát triển hiện tuợng “điển thê, cố thê” càng nở rộ. Điển thê có thể chia thành hai loại: Điển thê (cầm cố vợ) và tô thê (cho thuê vợ), phân biệt hai hình thức này bằng thời gian. Nếu thời gian dài là điển thê, thời gian ngắn là tô thê. Đây đều là hình thức hôn nhân tạm thời.
Tô thê thuờng là 1 đến 2 năm, điển thê thuờng là 5 năm, 10 năm thậm chí 15 năm. Trên thực tế, thời gian dài ngắn luôn liên quan đến sự truởng thành của con cái vì phần lớn mục đích của điển thê là sinh con nối dõi.
Trong lịch sử, điển thê không phải là chuyện hiếm. Triều Thanh, tại Ninh Ba Chiết Giang, Thiệu Hưng, Thai Châu... rất thịnh hành phong tục này. Ở Cam Túc cũng có tục cho thuê vợ. Có ghi chép, dưới thời Khang Hi, Càn Long vẫn còn thịnh hành tục lệ này. Vì sao hiện tượng kỳ quặc này lại xảy ra và nở rộ ở nhiều nơi ở Trung Quốc cổ đại?. Đây là một bản giao ước điển thê.
Nhiều người vì nhà quá nghèo nên đành phải cho thuê vợ để mong cải thiện được đời sau. Có nhiều gia đình tú tài, thành phần tri thức, giàu có, địa chủ… vì vợ không có khả năng sinh nở hoặc không sinh được con trai nối dõi nên sẽ “thuê vợ” người khác về làm vợ mình trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Nhưng thông thường là đến khi sinh được con trai.
Vì thế hiện tượng điển thê đa phần là vì mục đích sinh con nối dõi, điều này cũng chứng tỏ trong các nguyên tắc và phong tục cuới xin của xã hội truyền thống Trung Quốc, việc sinh đẻ là một nguyên tắc vô cùng quan trọng. Để đạt đuợc mục đích này thì tất sẽ có những tục lệ khác ăn theo. Ví dụ như ở Gia Ứng Châu Quảng Đông có tục gọi là “Đẳng Lang tẩu” tức là nếu nhà nào không có con trai cũng sẽ cuới một bé gái làm con dâu rồi đưa về nuôi đợi sinh có con. Có khi có nhà phải đợi đến 18-20 năm sau mới có thể sinh đuợc con trai.
Còn có trường hợp thương nhân, khách du lịch… từ xa đến, cũng có thể bỏ tiền thuê vợ người khác về làm “vợ tạm thời” của mình và có thể chung sống trong thời gian lưu lại tại địa phương. Trong thời hạn thuê, người vợ phần lớn vẫn sống với người chồng hợp pháp, chỉ khi nào khách thuê đến thì người chồng sẽ phải lánh đi. Đến khi hết hạn giao ước thì bản giao ước cũng chấm dứt.
Cũng có gia đình quá nghèo khó nên mấy anh em trai chỉ lấy chung một vợ. Anh em trai đều bình đẳng làm chồng một người phụ nữ và thay phiên nhau làm “nghĩa vụ của đức ông chồng” với vợ mình. Đến phiên người nào, có thể treo cái váy lên cổng, các "anh chồng" khác thấy thế thì sẽ lánh đi. Con cái sinh ra, đứa lớn sẽ được làm huynh trưởng đời sau.
Ngoài ra, ở Cam Túc còn có hiện tượng anh em lấy chung vợ. Theo phong tục cưới xin ở địa phương, nếu anh trai chết, em trai sẽ lấy chị dâu, em trai chết anh trai sẽ lấy em dâu là chuyện bình thường. Phong tục này gần giống với một số dân tộc thiểu số phương Bắc.
Có một số nơi một nguời phụ nữ có thể nhiều lần gả cho nhiều nhà sau đó trốn về, đương thời gọi là “phóng các”. Trên thực tế đây là một mánh khóe dùng hôn nhân để lừa tiền. Tục “phóng các” ở Thuợng Hải còn gọi là “phóng bột các”.
Nhiều nơi ở Cam Túc, Thiểm Tây còn có tục tìm chồng nuôi vợ con, tức nhiều trường hợp nguời chồng tàn tật, mất khả năng lao động nên nguời vợ đã tìm một nguời đàn ông khác chung sống với mình để cùng gánh vác gánh nặng gia đình. Nếu nguời vợ có sinh thêm con cái với nguời “chồng hờ” sẽ có hai truờng hợp xảy ra. Một là đứa con đó vẫn là con của nguời chồng hợp pháp, hoặc đứa bé đó sẽ là con của cha đẻ nó.
Những tục lệ cuới xin kể trên đều là xảy ra ở những vùng của dân tộc Hán. Có nhà nghiên cứu cho rằng việc phát sinh những tục lệ này thường xảy ra ở những vùng di dân tuơng đối lớn. Do những khu vực di dân mới, điều kiện quá gian khổ, sự trói buộc của tư tưởng truyền thống ít, nên mới phát sinh những “biến tướng” của tục lệ cuới xin. Xót cả hơn đây chính là minh chứng cho sự bọt bèo của thân phận phụ nữ thời cổ đại.
Đối với Trung Quốc còn có nhiều tục lệ quái dị về tập tục cho "thuê vợ" cũng như đám cưới. Cũng chỉ vì "trọng nam khinh nữ" mà người phụ nữ Trung Quốc xưa kia không được coi trọng.