Những quốc gia như Ireland, Iceland, Anh và một số nước Tây Phi sử dụng Giờ phối hợp quốc tế (UTC) sẽ bổ sung thêm một giây vào phút cuối cùng của năm. Việc này, sẽ làm cho phút cuối cùng của năm 2016 có 61 giây.
Cơ quan giám sát chuyển động xoay của thế giới và các hệ thống tham chiếu (IERS) chịu trách nhiệm duy trì giờ toàn cầu ra thông báo như sau: "Giây nhuận sẽ giúp đồng bộ giờ thiên văn và giờ UTC - vốn cực kỳ ổn định và được quyết định bằng đồng hồ nguyên tử từ năm 1967. Giờ thiên văn thường chạy bất quy tắc và do chuyển động xoay của trái đất quyết định".
Hiện, do trái đất mỗi năm đều quay chậm hơn, thỉnh thoảng giây nhuận sẽ được bổ sung để điều chỉnh thời gian và cân bằng vòng xoay không đều của trái đất.
Khái niệm “giây nhuận” được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1972 (năm dài nhất trong lịch sử với 1 ngày và 2 giây nhuận), và kể từ đó số liệu đã ghi lại được 26 giây nhuận thêm vào khoảng thời gian cách nhau có thể chỉ 6 tháng, những có khi cũng lên đến 7 năm. Lần gần đây nhất hiện tượng này xảy ra là ngày 30/6/2015.