Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trong môn Địa lí

GD&TĐ - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Kiệt (Phú Thọ) Lê Ngọc Anh chia sẻ một số phương pháp tương đối đặc trưng để thực hiện tích hợp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trong môn Địa lí

Anhr minh họa/internet
Anhr minh họa/internet

Phương pháp đàm thoại gợi mở

Phương pháp đàm thoại gợi mở thường được dùng đối với học sinh cả lớp, nhóm và từng học sinh. Phương pháp này sử dụng hệ thống câu hỏi do giáo viên đề ra để các em tìm hiểu và lĩnh hội nội dung kiến thức. Khi tổ chức hoạt động giáo viên có thể áp dụng các cách sau:

- Giáo viên (GV) đặt ra hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời. Giáo viên cần phải:

+ Nêu rõ nội dung bài học cần tìm hiểu bằng phương pháp đàm thoại.

+ Nêu rõ hệ thống câu hỏi cần trả lời và phân công học sinh hoặc nhóm học sinh tìm hiểu các câu hỏi và đưa ra câu trả lời trong khoảng thời gian nhất định.

+ Lần lượt học sinh hoặc đại diện nhóm trình bày các câu trả lời, GV nhận xét và đưa ra đáp án cuối cùng.

- GV đưa ra câu hỏi chính kèm theo những câu hỏi gợi ý nhằm tạo nên những cuộc tranh luận. GV cần phải:

+ Nêu ra câu hỏi chính có tác dụng định hướng nội dung cần tìm hiểu.

+ GV đưa ra những câu hỏi gợi ý chứa đựng các yếu tố kích thích tranh luận.

+ Hình thành các nhóm học sinh tham gia tranh luận và tiến hành tranh luận theo những câu hỏi gợi ý dưới sự điều khiển của giáo viên.

+ GV tiến hành nhận xét, đánh giá các ý kiến tranh luận và tổng kết vấn đề. 

Ví dụ:

Khi dạy bài 41 “Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên Đồng Bằng Sông Cửu Long” (Địa lí 12). GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để giúp học sinh biết được vấn đề cấp bách ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.

- GV đặt câu hỏi: Tại sao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu? Chúng ta đã có biện pháp gì để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô ở Đồng Bằng Sông Cửu Long? GV gợi ý để học sinh thấy được tác động của con người làm cho môi trường tự nhiên bị biến đổi .

- Học sinh: có thể nêu ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp sau đó giáo viên tổng hợp lại các kiến thức cơ bản đồng thời cho học sinh thấy được ở nước ta Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ là khu vực chịu tác hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. 

Phương pháp sử dụng bản đồ

Đây là phương pháp dạy học truyền thống đặc trưng cho môn Địa lí ở trường phổ thông. Bản đồ vừa có chức năng minh họa, vừa có chức năng nguồn tri thức. Vì vậy trong dạy học giáo viên có thể sử dụng bản đồ minh họa, phân tích nội dung bài học và để hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức…

Qua đó, GV hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, học sinh THPT đã được rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ từ các lớp dưới nên có khả năng sử dụng thành thạo bản đồ để nhận thức kiến thức mới trong đó có các kiến thức về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Giáo viên cần chú ý giám sát việc học sinh sử dụng bản đồ theo các bước đã quy định.

Đối với học sinh THPT nên tập trung vào việc khám phá các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả, vạch ra các dấu hiệu không thể hiện trực tiếp trên bản đồ nhưng có liên quan đến dấu hiệu biểu hiện của chúng. Câu hỏi gắn với bản đồ thông thường có dạng: Ở đâu? Tại sao ở đó? Chúng có mối quan hệ như thế nào? Hãy quan sát và nêu đặc điểm chủ yếu?...

Ví dụ:

Khi dạy bài 33 “Môt số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp” (Địa lí 10).

- GV treo bản đồ công nghiệp các nước trên Thế giới và đặt câu hỏi: Cho biết các trung tâm công nghiệp của các nước phân bố chủ yếu ở đâu trên lãnh thổ? Tại sao lại phân bố như vây?

- Học sinh: quan sát bản đồ sẽ thấy được các trung tâm công nghiệp của các nước tập trung chủ yếu ở ven biển. Các em có thể đưa ra nhiều lí do khác nhau.

- GV: dựa trên những ý kiến của học sinh để nhận xét và chốt lại các kiến thức cơ bản trong đó có tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường, đó là việc xây dựng các trung tâm công nghiệp ở gần biển có tác dụng tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt của khu dân cư, nhà máy thải khói độc không được phân bố ở đầu hướng gió của một vùng dân cư nên không phân bố các nhà máy ở sâu trong nội địa. Việc đưa các nhà máy, xí nghiệp ra gần biển củng cần phải có biện pháp tích cực không để môi trường biển bị ô nhiễm.

Phương pháp sử dụng tranh ảnh, băng hình

Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung tranh ảnh, băng hình, khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, băng hình liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu sẽ có tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm và hình thành thái độ đúng cho học sinh trước những hành vi gây tổn hại tới môi trường.

Trong sách giáo khoa địa lí THPT có một số tranh ảnh liên quan đến nội dung môi trường như ở bài 3 (sách giáo khoa địa lí 11) có hình ảnh ô nhiễm dầu trên biển hoặc hiên nay có rất nhiều đĩa CD có nội dung của hiện tượng biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất tăng, hiện tượng elnino diễn biến phức tạp…

Ví dụ:

Khi dạy về bài mục I bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lí 11). Giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa dưới đây và đặt câu hỏi: dân số tăng quá nhanh ở các nước đang phát triển gây ra hậu quả gì?

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Bản chất của kiểu dạy học này là giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề và giúp học sinh nhận thức, giải quyết các tình huống đó. Phương pháp này bao gồm ba bước quan trọng sau: Nêu vấn đề; giải quyết vấn đề; kết luận.

Để dạy học theo phương pháp nay, cần lựa chọn các hình thức sau:

- Đưa ra tình huống nghịch lí đòi hỏi học sinh phải giải thích.

Ví dụ minh họa: khi dạy về thủy quyển (địa lí 10), giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: vòng tuần hoàn của nước là vòng tuần hoàn khép kín, như vậy nước trên trái đất không mất đi đâu mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Vậy tai sao trên thế giới hiện nay vẫn còn hơn 1,3 tỉ dân đang thiếu nước ngọt để sinh hoạt?

- Đưa ra tình huống khó khăn, bế tắc:

Ví dụ minh họa: Khi dạy bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” (Địa lí 12). Giáo viên đặt câu hỏi: Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm cho miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh gây nên hiện tượng sương muối, rét đậm, rét hại … ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, và nuôi cũng như sinh hoạt của con người. Vậy với sự biến đổi của khí hậu làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng, miền Bắc nước ta sẽ ấm áp hơn có phải là điều mà chúng ta mong đợi không?

- Đưa ra tình huống lựa chọn: giáo viên đưa ra vấn đề có nhiều cách lựa chọn khác nhau, học sinh chỉ chọn một tình huống thích hợp nhât.

Ví dụ minh họa: Khi dạy bài “ Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ ” (Địa lí 12). Giáo viên đặt câu hỏi: Để khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Bắc Trung Bộ cần:

+ Tăng cường đánh bắt xa bờ, không sử dụng các hình thức đánh bắt có tính chất hủy diệt.

+ Đẩy mạnh đánh bắt ven bờ.

+ Sử dụng lưới mắt nhỏ để đánh bắt.

+ Tất cả các ý trên.

- Tình huống nhân quả: là đi tìm nguyên nhân của một kết quả, bản chất của một hiện tượng, động cơ sâu xa của một hành vi.

Ví du minh họa: Khi dạy bài 22 “ Dân số và sự gia tăng dân số ” (Địa lí 10). Giáo viên đặt câu hỏi: Việc dân số ở các nước đang phát triển gia tăng quá nhanh đã gây hậu quả gì đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.