Phương pháp giáo dục khuyến khích trẻ tự tìm ra câu trả lời

Phương pháp giáo dục khuyến khích trẻ tự tìm ra câu trả lời

Tác động của tâm lý học phát triển với học tập

Các chuyên gia nhận định, xu hướng tạo dựng là một triết lý giáo dục (GD), không phải là một phương pháp học tập. Vì vậy, mặc dù khuyến khích học sinh (HS) tìm hiểu nhiều hơn để phục vụ cho việc học, nhưng xu hướng này không chỉ dẫn rõ cách thực hiện điều đó.

Các triết lý này củng cố phương pháp giảng dạy dựa trên yêu cầu trong đó, giáo viên tạo điều kiện cho một môi trường học tập - nơi HS được khuyến khích tự tìm ra câu trả lời.

Một trong những người khởi xướng xu hướng tạo dựng là nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget. Các lý thuyết của ông Jean Piaget về những giai đoạn phát triển thời thơ ấu vẫn đang được áp dụng trong tâm lý học đương đại. Nhà tâm lý học này đã quan sát thấy sự tương tác của trẻ em với thế giới và ý thức về bản thân của các em qua từng độ tuổi nhất định.

Chẳng hạn, thông qua những cảm giác khi chào đời, một đứa trẻ có những tương tác cơ bản với thế giới. Từ 2 tuổi, trẻ bắt đầu học cách sử dụng ngôn ngữ và chơi; sử dụng lý luận logic từ 7 tuổi và lý luận trừu tượng từ 11 tuổi.

Trước ông Jean Piaget, có rất ít phân tích cụ thể về tâm lý phát triển của con người. Mặc dù hầu hết chúng ta biết rằng, con người có nhận thức ngày một tốt hơn khi già đi, nhưng không biết chính xác điều này xảy ra như thế nào. Lý thuyết này đã được Lev Vygotsky phát triển và phân loại thành 3 muc: Nhiệm vụ chúng ta có thể tự làm; Nhiệm vụ chúng ta có thể làm với sự hướng dẫn; Nhiệm vụ mà chúng ta không thể làm được.

Hầu như ở mục đầu tiên, con người sẽ không được học hỏi về điều gì. Nếu chúng ta biết cách làm một điều gì đó, chúng ta sẽ không thu nhận được nhiều từ việc lặp lại hành động đó.

Tương tự, các cá nhân cũng sẽ không học được gì ở mục 3. Chắc hẳn, chúng ta có thể để một đứa trẻ 5 tuổi vào học ở một lớp giải tích do giáo viên giỏi nhất thế giới dạy, nhưng trẻ sẽ không có đủ sự hiểu biết và phát triển nhận thức để hiểu.

Các chuyên gia cho biết, hầu hết việc học của con người diễn ra ở loại 2. Chúng ta có đủ kiến thức nền tảng để hiểu chủ đề hoặc nhiệm vụ, nhưng không đủ hiểu rõ về nó. Trong tâm lý học phát triển, ý tưởng này được gọi là vùng phát triển gần - nơi giao thoa giữa sự hiểu biết và sự thiếu hiểu biết của con người.

Ví dụ, khi yêu cầu một HS 10 tuổi cộng mọi số từ 1 - 100 (1 + 2 + 3 + 4 + 5 +...+ 100). Về mặt lý thuyết, trẻ có thể làm điều này một cách rập khuôn, điều có thể gây chán nản và thất vọng.

Thay vào đó, nếu có người gợi ý về cách thức thực hiện phép tính này nhanh hơn, một số HS sẽ thấy rằng, tổng số đầu và cuối tương ứng sẽ cho kết quả là 101 (1 + 100, 2 + 99, 3 + 98). Do đó, có 50 cặp số cho tổng là 101. Từ đây, người học có thể làm phép tính đơn giản là: 50 x 101.

Đối với nhiều HS, phép toán đơn giản có thể sẽ không có được nhờ trực giác. Tuy nhiên, sự thúc đẩy của giáo viên sẽ giúp người học có một trải nghiệm học tập ý nghĩa và khiến quá trình này trở thành sự khám phá.

SV y khoa thuộc các trường ĐH Mỹ và Australia bắt đầu sử dụng phương pháp xu hướng tạo dựng từ những năm 1960. Thay vì giáo viên hướng dẫn cụ thể cho HS cách làm một cái gì đó và yêu cầu họ sao chép lại, người học phải tự đặt ra các giả thuyết.

Sư phạm tự xây dựng kiến thức hiện là một trong những phương pháp phổ biến trong việc giảng dạy trên toàn thế giới. Nó được sử dụng trong các môn học, từ toán học, khoa học đến nhân văn, thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Tầm quan trọng của làm việc nhóm

Phương pháp học tập dựa trên việc người học tự xây dựng kiến thức sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nếu HS hoạt động theo nhóm. Nhờ đó, SV sẽ có được vốn kiến thức về một chủ đề hoặc vấn đề nào đó nhờ hợp tác với nhau.

Ví dụ, trong một lớp Khoa học, giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề kèm với một số câu hỏi gợi ý. Từ đó, các nhóm HS sẽ phải phối hợp cùng nhau để đưa ra câu trả lời, khám phá ra các khái niệm.

Nguyên tắc tự xây dựng kiến thức hầu hết sẽ được điều chỉnh để phù hợp với những gì giáo viên mong muốn. Ví dụ, tiêu chuẩn chuyên môn của giáo viên yêu cầu họ xây dựng mối quan hệ với HS để quản lý hành vi, hoặc giáo viên điều chỉnh các bài học cho HS theo nhu cầu văn hóa, xã hội và thậm chí là cụ thể với từng cá nhân.

Nghiên cứu từ những năm 1980 cho thấy, GD HS tự xây dựng vốn kiến thức sẽ khuyến khích sự sáng tạo ở người học, giúp HS trở nên gắn kết và có trách nhiệm hơn với việc học.

Các chuyên gia nhận định, lý thuyết GD này thực sự là một thách thức, khi nó đòi hỏi người dạy phải thiết kế và lập kế hoạch bài học một cách sáng tạo. Ngoài ra, giáo viên cũng cần có kiến thức đặc biệt về lĩnh vực chủ đề.

Việc học tập theo hướng dẫn cụ thể từ giáo viên đã được áp dụng từ rất lâu và được chứng minh là mang lại hiệu quả cao đối với những HS có nhu cầu đặc biệt. Bên cạnh đó, phương pháp GD này cũng có những hữu ích một cách trực tiếp cho HS khi thực hiện các bài kiểm tra.

Theo các chuyên gia, triết lý GD tạo dựng có rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để giáo viên bối cảnh hóa và cá nhân hóa các bài học khi có các bài kiểm tra đánh giá, hay trong thời gian trẻ chơi ngoài trời, rèn luyện sức khỏe,... triết lý này vẫn được coi là một nhiệm vụ khó khăn.

Theo The Conversation

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ