Phú Thọ gắn mô hình trường học với thực tiễn của địa phương

GD&TĐ - Năm học 2017 - 2018, Sở GD&ĐT Phú Thọ tiếp tục triển khai thực hiện mô hình “Trường học gắn với thực tễn sản xuất kinh doanh” của địa phương. 

Phú Thọ gắn mô hình trường học với thực tiễn của địa phương

Trên cơ sở đó, các cơ sở GD đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự phối hợp với hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, làng nghề... để khảo sát tình hình và lựa chọn những mô hình tiêu biểu, phù hợp triển khai thực hiện tại đơn vị.

Các mô hình phổ biến trong tỉnh đã được triển khai thực hiện từ năm học 2016-2017 như: “Mô hình trường học gắn với vườn chè” của Trường THCS Yên Lãng (huyện Thanh Sơn), trường THCS: Long Cốc, Văn Luông (huyện Tân Sơn); mô hình trường học gắn với cây bưởi Sửu đặc sản của Trường Tiểu học Chí Đám, THCS Tiên Phong (huyện Đoan Hùng).

Các mô hình nhà trường học gắn với trang trại, nông trại, trồng và chăm sóc rau sạch, làm giá đỗ, trồng nấm, làm tinh bột nghệ; mô hình trường học gắn với nghề thủ công đan lát, làm nón lá...

Tiêu biểu là mô hình trường học gắn với vườn đào “Nhà Nít” tại Trường THCS Thanh Đình (TP. Việt Trì) được triển khai thực hiện từ đầu năm học 2017 - 2018.

Trên địa bàn xã Thanh Đình có làng nghề trồng đào “Nhà Nít” được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận là làng nghề truyền thống, trên cơ sở khảo sát tình hình, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện mô hình trường học gắn với vườn Đào trong khuôn viên nhà trường.

Với diện tích khoảng 700 m2, nhà trường đã tiến hành đổ đất, làm luống, xây bờ rào và thực hiện quy trình trồng và chăm sóc cây đào dưới sự hỗ trợ của địa phương, làng nghề về kỹ thuật. Đến nay, 150 gốc đào phai, đào bích (trồng tháng 11/2017) đã phát triển tốt, nhà trường có kế hoạch cho từng lớp HS chăm sóc, tỉa cành theo đúng kỹ thuật.

Trong quá trình thực hiện, nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa, trải nghiệm học tập cho HS tại làng nghề đào “Nhà Nít” (Khu 9, xã Thanh Đình), tích hợp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đào trong giờ học bộ môn Sinh học, Công nghệ…

Thông qua các mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, giúp các em hiểu giá trị của lao động, gắn những lý thuyết đã học với thực tiễn lao động, sản xuất.

Cũng như phát triển kỹ năng sống, giá trị sống, khả năng sáng tạo, hợp tác, làm việc với cộng đồng, giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống, phát triển nghề của địa phương, từ đó định hướng nghề nghiệp, phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS, THPT.

Đồng thời, thúc đẩy đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS…góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Một số mô hình tiêu biểu của mô hình trường học gắn với thực tễn sản xuất kinh doanh của địa phương:

Các Nghệ nhân của làng nghề hướng dẫn kỹ thuật đê các em HS trồng đào
Các Nghệ nhân của làng nghề hướng dẫn kỹ thuật đê các em HS trồng đào
Trường học gắn với mô hình vườn đào “Nhà Nít”
Trường học gắn với mô hình vườn đào “Nhà Nít”
Mô hình trường học gắn với vườn chè tại Trường THCS Văn Luông (huyện Tân Sơn)

Mô hình trường học gắn với vườn chè tại Trường THCS Văn Luông (huyện Tân Sơn) 

Mô hình trường học gắn với vườn Chè tại Trường THCS Yên Lãng (huyện Thanh Sơn)
Mô hình trường học gắn với vườn Chè tại Trường THCS Yên Lãng (huyện Thanh Sơn)
Mô hình trường học gắn với vườn bưởi tại Trường THCS Tiên Phong (huyện Đoan Hùng)
Mô hình trường học gắn với vườn bưởi tại Trường THCS Tiên Phong (huyện Đoan Hùng)
Mô hình trường học gắn với vườn rau sạch tại Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ

Mô hình trường học gắn với vườn rau sạch tại Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.