Tờ Telegraph gọi họ là những con người dũng cảm nhất thế giới, đó là các thành viên trong lực lượng làm nhiệm vụ chôn cất các thi thể nạn nhân của đại dịch Ebola đang hoành hành ở Tây Phi.
Đối mặt với hàng triệu con virus vẫn còn khả năng giết người, những xác chết vẫn còn là ổ bệnh là điều xảy ra trong một ngày làm việc của lực lượng này, họ như đang đánh cược mạng sống của mình với loại virus chết người này để hoàn thành nhiệm vụ.
Nguy hiểm
Sự nguy hiểm của Ebola là nó không chỉ lây lan trên cơ thể sống, các xác chết cũng có thể trở thành ổ dịch, thời gian kéo dài đến hàng tuần kể từ khi qua đời.
Trong khi đó, với những người dân Tây Phi, có điều gì đó thật lạ khi xuất hiện một nhóm người, trang bị kín mít từ đầu tới chân đế xử lý các thi thể người thân họ.
Anh nói hiện nay mỗi khi các thành viên hoạt động đều phải có cảnh sát hộ tống, nhưng "đây vẫn là một công việc nguy hiểm"".
Với các thành viên trong đội, việc tiếp xúc trực tiếp với thi thể nạn nhân chết vì Ebola là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, họ phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ, trong đó có mặt nạ lọc khí, găng tay và một bồ đồ trắng cách li với môi trường.
Bên cạnh đó là còng tay và băng dính trong trường hợp cần niêm phong. Chỉ tính riêng thời gian mặc những bộ đồ này lên người đã mất khoảng 20 phút.
Tại nơi những cái xác người phụ nữ xấu số đang nằm, các thành viên đội mai táng đã bắt tay vào công việc. Thi thể bà được đưa vào một túi liệm lớn bằng nhựa, sau đó nặng nề di chuyển về phía xe tải.
Đây là một công việc mệt nhọc, kèm theo điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Liberia, các nhân viên phải cởi ra 45 phút một lần để không bị sốc nhiệt.
Tận tụy
Sự xuất hiện của họ trên mọi ngả đường, giữa cái nắng của châu Phi và hàng tá xác chết do đại dịch đã phần nào chứng minh được sự tận tụy của các thành viên trong đội mai táng này.
Khi phóng viên Telegraph đi cùng với đội trong một ngày, họ đã chứng kiến hàng chục cuộc gọi đến từ ""đường xây nóng xử lý xác chết"" do Chính phủ Liberia thiết lập.
Các nhân viên cần mẫn này tiếp cận từng địa điểm bên trong các khu ổ chuột có địa hình phức tạp như mê cung ở Monrovia để thu thập các thi thể.
Không phải cái xác nào cũng dễ dàng thu hồi và đưa đi mai táng như bà Cecilia. Có những cuộc gọi dẫn họ vào các khu vực bị ngập nước như thị trấn Rotu, nơi mà virus có khả năng lây nhiễm cao hơn.
Cũng có những cuộc gọi được thực hiện chỉ để các thành viên đội mai táng đến xác nhận nguyên nhân cái chết, nhằm xóa bỏ sự nghi ngờ của hàng xóm chứ gia đình nhất quyết không chịu bàn giao thi thể.
Thế nhưng tất cả không thể làm khó được những thành viên trong đội mai táng, họ dùng nhiều cách để thuyết phục và hoàn thành công việc của mình một cách an toàn nhất để ngăn chặn khả năng bùng nổ của đại dịch Ebola.