Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở Con Cuông (Nghệ An): Khi toàn xã hội vào cuộc

GD&TĐ - Là một huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn nhưng Con Cuông đã bằng chính nội lực, vươn lên đạt tiêu chuẩn về PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Việc đạt chuẩn sớm 2 năm so với kế hoạch mà HĐND tỉnh Nghệ An đề ra.

Cô và cháu Trường MN Châu Khê trong tiết học ngoài trời
Cô và cháu Trường MN Châu Khê trong tiết học ngoài trời

Hiệu quả từ sự chủ động

Năm học 2013 - 2014, Trường Mầm non Châu Khê có 285 cháu thì 199 cháu là người dân tộc ít người, 109 cháu là con các hộ nghèo. Hiệu trưởng Hồ Thị Thanh cho biết: 

Khi bắt tay vào làm PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, nhà trường không phải lo việc huy động các cháu đến trường. Thực tế từ vài năm trước đó, cùng với sự tuyên truyền, vận động của các cô giáo, của bộ đội biên phòng, lại có sự tác động của các chính sách Nhà nước đối với trẻ em vùng cao, tỷ lệ các cháu đến trường rất cao.

Cái khó nhất là nhận thức của cha mẹ các cháu. Nhà trường bàn với bộ đội biên phòng chuyển hướng tuyên truyền vận động trong các bậc cha mẹ các cháu, tất cả nội dung đều nhằm vào mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ ở nhà và ở trường. Từ năm học 2011 - 2012, tinh thần của cha mẹ các cháu thay đổi hẳn. 

Cha mẹ các cháu đã lo cho con đủ ăn hàng ngày, mặc đủ ấm về mùa rét; tranh thủ bày dạy, chỉ bảo các cháu các kỹ năng sống theo hướng dẫn của các cô giáo; không những thế, còn hỗ trợ nhà trường củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất. 

Nhà nào có tiền, có điều kiện thì ủng hộ thêm tiền, ủng hộ cây cảnh… còn tất cả đều ủng hộ nhà trường bằng sức lao động của mình. 

Chính nhờ vậy mà tuy trường có đến ba điểm trường, nhưng chỉ sau hai năm, tất cả đều được nâng cấp, đảm bảo yêu cầu xanh - sạch - đẹp; đảm bảo yêu cầu cho các cháu vui chơi, học tập.

Vượt qua rào cản

Theo bà Nguyễn Thị Vỹ, chuyên viên phụ trách GDMN của Phòng GD&ĐT Con Cuông: Khi triển khai thực hiện PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, Con Cuông có hai cái khó lớn nhất, đó là đội ngũ và cơ sở vật chất. 

Giáo viên thiếu theo quy định (mới có 1,44 giáo viên/lớp mẫu giáo), nhân viên y tế thì chưa trường nào có, nhiều giáo viên chưa được hưởng lương theo ngạch bậc (ngoài 69 giáo viên hợp đồng không thời hạn, còn có đến 39 giáo viên đang phải làm việc theo hợp đồng ngắn hạn). 

Phòng học tuy đủ nhưng chưa đạt chuẩn, thiết bị thiếu quá nhiều (trong 14 trường với 145 nhóm lớp, mới chỉ có 9 máy vi tính, 35 catset và 17 ti vi phục vụ cho dạy và học; các sân chơi chưa có thiết bị chơi;…).

Bằng chính quyết tâm và nội lực của mình, Con Cuông đã nhanh chóng vượt qua mọi lực cản trên đường về đích. UBND huyện tuyển mới 14 nhân viên y tế cho 14 trường; giáo viên được tuyển thêm, phần lớn được vào biên chế, bảo đảm bình quân mỗi lớp mẫu giáo 5 tuổi có 1,96 (110/56) giáo viên. 

Điều đặc biệt là trong số 261 giáo viên, vẫn còn 32 người làm việc theo chế độ hợp đồng (do huyện chưa có chỉ tiêu biên chế), nhưng tất cả đều được trả lương theo ngạch bậc. 

Hiện tại, cơ sở vật chất của 14 trường mầm non khá khang trang; tất cả các lớp mẫu giáo 5 tuổi đều được học trong các phòng học đạt chuẩn theo quy định; 20/51 sân chơi của các nhà trường đã có đủ đồ chơi cho các cháu chơi.

Sau gần 3 năm thực hiện, tại thời điểm tháng 5/2013, Con Cuông đã đạt các tiêu chuẩn về PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Riêng các cháu 5 tuổi: 1.094/1.095 cháu đã được huy động tới trường, tỷ lệ đi học chuyên cần đạt 96,2%, cả 1.094 cháu đều hoàn thành chương trình GDMN mới và chỉ còn 7,3% số cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 7,1% suy dinh dưỡng thể thấp còi. Với những kết quả ấy, cuối năm 2013, Con Cuông đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là huyện đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.