Với quan điểm trên, cô Phương Lan chia sẻ những giải pháp giúp giáo viên dạy học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới khi dạy học Toán ở tiểu học.
Các giải pháp chủ yếu
Điều đầu tiên, theo cô Phương Lan, là giáo viên cần xác định các yêu cầu cơ bản về kiến thức cần đạt được và phương pháp cần thực hiện trong tiết dạy.
Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết giúp người giáo viên định hướng đúng được các hoạt động dạy học, các hình thức tổ chức và các phương pháp sử dụng trong tiết dạy.
Cùng với đó, giáo viên phải nắm vững quy trình dạy học giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới
Đặc trưng của cách dạy này là: Giáo viên đặt ra bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn hoặc mối quan hệ giữa cái đã biết với cái phải tìm theo cấu trúc một cách hợp lí, tự nhiên;
Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào tình huống có vấn đề. Khi đó học sinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh nội dung kiến thức.
Thông qua việc giải bài toán nhận thức mà học sinh lĩnh hội được một cách tự giác và tích cực cả kiến thức và kĩ năng; từ đó có được niềm vui của sự nhận thức sáng tạo.
Quy trình cụ thể
Quy trình dạy học được cô Nguyễn Thị Phương Lan thực hiện qua 6 bước như sau”
Bước 1: Ôn tập tái hiện: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến các kiến thức mới mà học sinh cần nắm được.
Bước 2: Phát hiện, nêu vấn đề: Cho học sinh phát hiện ra những vấn đề chưa rõ và xem đó là vấn đề cần được giải quyết trong tiết học đó.
Bước 3: Tổng hợp, so sánh và đề xuất ý tưởng: Từ những vướng mắc cần giải quyết ở trên, cho học sinh độc lập suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề. Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm để hình thành ý tưởng chung.
Bước 4: Dự đoán giả thuyết: Cho học sinh suy nghĩ tiếp và dự đoán hay đề xuất giả thuyết về nội dung kiến thức, kĩ năng mới.
Bước 5: Kiểm tra giả thuyết: Cho học sinh kiểm tra giả thuyết đã đề xuất qua một số ví dụ cụ thể để khẳng định đó là kiến thức, kĩ năng mới.
Bước 6: Rút ra kiến thức mới: Sau khi kiểm tra và khẳng định giả thuyết đó là đúng, giáo viên cho học sinh phân tích tìm ra kết luận chung về kiến thức, kĩ năng mới.
Bí quyết tích lũy kiến thức
Nhận định đặc trưng của người giáo viên tiểu học là một ông thầy tổng thể” vì phải giảng dạy nhiều môn học, cô Nguyễn Thị Lan Phương cho rằng, vì thế người giáo viên phải thực sự có kiến thức, phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, phải có phương pháp truyền thụ tốt...
Tất cả những điều này nhà trường sư phạm không thể cung cấp một cách đầy đủ, vì vậy việc tự học, tự bồi dưỡng là một việc làm cần thiết và không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên.
Trong dạy học Toán nói chung cũng như trong dạy kiến thức về hình học nói riêng, để đạt được hiệu quả, trước hết giáo viên cần nắm chắc kiến thức, hiểu về sách giáo khoa.
Quá trình tích lũy kiến thức phải là một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục. Vì nếu không chắc kiến thức, mơ hồ về kiến thức thì việc truyền đạt sẽ không sâu do đó học sinh cũng không thể nắm chắc bài.
Để làm được điều này, cô Lan Phương đã làm như sau:
Dành nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ sách giáo khoa của khối lớp mình dạy và chương trình sách giáo khoa của toàn cấp học, xác định mối liên hệ về kiến thức giữa chúng.
Nghiên cứu, xác định đúng trọng tâm của từng bài cũng như phương pháp để truyền thụ bài học đó. Tìm hiểu rõ nội dung này học sinh đã được tiếp cận chưa, nếu đã được tiếp cận thì ở mức độ nào. Dự kiến điều gì là vấn đề khó đối với học sinh, các tình huống có thể xáy ra trong tiết học và các biện pháp khắc phục tình huống đó.
Đọc chuyên đề, tài liệu tham khảo về dạng toán đó để mở rộng kiến thức.
Có sổ giải toán riêng vài bắt đầu từ các bài toán trong sách giáo khoa, sau đó phân chia các dạng bài theo chuyên đề, nhặt các bài tập theo dạng để giải một cách hệ thống (từ dễ đến khó).
Với mỗi dạng bài cần tìm tòi nhiều cách giải khác nhau để cuối cùng tìm ra được cách giải ngắn gọn, dễ hiểu nhất với học sinh.
Từng năm giáo viên bổ sung các bài toán mới lạ, hoặc các bài tập khó tiêu biểu để quyển sổ giải toán thêm phong phú đa dạng, làm cẩm nang trong suốt quá trình dạy học.
Một trong những công việc không thể thiếu là thường xuyên dự giờ, học tập, trao đổi ý kiến với bạn bè đồng nghiệp, nêu vấn đề còn phân vân trước các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng thống nhất