Phát triển cơ sở GD đại học theo định hướng nghiên cứu: Cần hành lang pháp lý

Phát triển cơ sở GD đại học theo định hướng nghiên cứu: Cần hành lang pháp lý

Không bàn và phân tích sâu về nguyên nhân của thực trạng trên, nhưng rõ ràng chúng ta rất cần có hành lang pháp lý và những tiêu chí cụ thể đối với cơ sở giáo dục đại học theo định hướng này.

Lâu nay, nhiều người vẫn nói, chúng ta còn thiếu cơ sở pháp lý và chưa có tiêu chí cụ thể để xác định cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học. Điều này vô hình trung có trường đã tự tuyên bố là đào tạo theo định hướng nghiên cứu. Điều đáng nói là, các cơ sở giáo dục đại học tuyên bố một đằng nhưng lại đào tạo một nẻo, khiến quy trình đào tạo thiếu định hướng. Hậu quả là sinh viên sau khi tốt nghiệp khó thích nghi với thị trường lao động nếu không muốn nói là không thể thích nghi.

Nghị định 99 của Chính phủ quy định và hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nêu rõ 6 tiêu chí đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học. Có thể nói, Nghị định 99 là hành lang pháp lý quan trọng để tháo gỡ những bất cập nêu trên.

Với nhiều cơ sở giáo dục đại học, tiêu chí này vẫn còn “xa tầm tay với” nhưng nó là cần thiết và là mục tiêu để các trường hướng tới. Bởi đã là cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu phải gắn với đào tạo năng lực sáng tạo. Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, chúng ta cần có những cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu có chất lượng và cần có những “đầu tàu” để dẫn dắt hệ thống đại học. Có như vậy mới góp phần đổi mới bậc học này.

Nghị định 99 cũng nêu rõ: Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu được ưu tiên thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Như vậy sẽ không có chuyện “cào bằng” trong đầu tư thực hiện nhiệm vụ khoa học. Cơ sở giáo dục đại học nào làm tốt sẽ được ưu tiên, đầu tư và tạo điều kiện để phát huy.

Đích đến cuối cùng của đại học nghiên cứu không phải là để xếp hạng quốc tế mà là chất lượng nguồn lực, hội nhập quốc tế và đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng, trên thế giới, không thấy một quốc gia nào thịnh vượng chỉ nhờ vào và dừng lại ở việc chỉ xây dựng đại học định hướng ứng dụng và đại học định hướng nghiên cứu. Thực tế, nền sản xuất của họ phát triển, quốc gia họ tạo ra được các yếu tố cạnh tranh là nhờ việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Tới đây, Nhà nước, Bộ GD&ĐT sẽ đứng ra đặt hàng các cơ sở giáo dục đại học, tất nhiên là sẽ có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm chứ không phải là tất cả. Do đó, hơn bao giờ hết, các cơ sở giáo dục đại học cần phát huy quyền tự chủ để có chiến lược thu hút nhân tài, thu hút các nhà khoa học giỏi. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho các nhà khoa học tài năng, có như vậy hoạt động NCKH mới có bước tiến vượt bậc được.

Cùng với đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cần gắn với quy hoạch công tác đào tạo; từng bước xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học một cách bài bản, chuyên nghiệp, chuyên sâu và thiết thực, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...