Phát triển bền vững văn hóa vùng Tây Nam Bộ: Thực trạng và giải pháp

GD&TĐ - Đây là chủ đề Hội thảo nằm trong khuôn khổ triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Quốc gia “Văn hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”,  do Trường Đại học Trà Vinh tổ chức.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho biết: "Hiện nay, Tây Nam Bộ có dân số là 17.273.630 người. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó, chủ yếu vẫn là 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Chúng tôi mong muốn được lắng nghe những ý kiến của các nhà khoa học về giải pháp nâng cao hiệu quả tác động tích cực của văn hoá vùng Tây Nam Bộ trong phát triển bền vững kinh tế, giáo dục, môi trường và các mạng lưới xã hội".

Trong quá trình cộng cư trên vùng đất Tây Nam Bộ, cộng đồng các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm đã sáng tạo nên một kho tàng văn hóa phong phú và giàu bản sắc. Trên thực tế, kho tàng văn hoá đó đã và đang được sử dụng như một nguồn vốn trong kết nối cộng đồng, kiến tạo mạng lưới xã hội, kiến tạo các chuẩn mực giá trị và tạo nên các giá trị kinh tế trong phát triển; văn hoá còn là thành tố quan trọng trong việc nhận diện đặc trưng tộc người. Điều đó cho thấy văn hóa có vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ.

Chương trình biểu diễn của sinh viên Khmer của Trường ĐH Trà Vinh
Chương trình biểu diễn của sinh viên Khmer của Trường ĐH Trà Vinh

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đến từ khu vực đã cùng: Đánh giá thực trạng tác động của văn hoá trong phát triển kinh tế, giáo dục, môi trường và các mạng lưới xã hội vùng Tây Nam Bộ theo hướng bền vững; Xác định các cơ sở khoa học/nguyên tắc trong việc khai thác, phát huy vai trò của văn hoá Tây Nam Bộ trong việc phát triển kinh tế, giáo dục, môi trường và các mạng lưới xã hội theo hướng bền vững.

Tích cực tham gia bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa Khmer
Tích cực tham gia bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa Khmer 

Các tham luận đều cho thấy hàm lượng khoa học cao. Những nội dung trao đổi, thảo luận, kiến nghị và đề xuất tại Hội thảo sẽ là cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng cho việc xác định thực trạng văn hóa Tây Nam Bộ trong phát triển vùng, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho những định hướng, những giải pháp phù hợp phát huy vai trò tích cực của văn hóa Tây Nam Bộ trong phát triển vùng hiện nay; đồng thời đóng góp tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa Tây Nam Bộ.

Hội thảo đã nhận được 58 tham luận của các cá nhân, tập thể đã làm rõ những vấn đề liên quan thực trạng văn hóa Tây Nam Bộ trong phát triển bền vững vùng và đề xuất các giải pháp khả thi. Đó là xác định mối quan hệ giữa văn hóa Tây Nam Bộ và phát triển bền vững. Đây là những nhận diện đặc trưng và giá trị của văn hóa vùng Tây Nam Bộ.

Đó là các phương diện: lịch sử vùng đất, ngôn ngữ, tín ngưỡng - tôn giáo, giáo dục, nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực, môi trường... góp phần phát huy vai trò tích cực của văn hóa đến sự phát triển bền vững vùng. Từ đó đưa ra những phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp khai thác giá trị văn hóa vùng trong phát triển kinh tế, du lịch bền vững vùng Tây Nam Bộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.