Phát minh ra "siêu khoai tây" chống lại nạn đói

Phát minh ra "siêu khoai tây" chống lại nạn đói

Các cuộc thí nghiệm cho thấy  nó chứa tới nhiều protein hơn 60% hơn những của khoai tây thường.

Việc tập trung của một số axit amino cần thiết cho sức khỏe cũng được tăng cường đáng kể. Các nhà khoa học ở Ấn Độ đã cô lập gen trong cây rau dền tạo ra protein có tên là AmA1 và đưa nó vào những củ khoai tây thông thường. Gen này cũng chịu trách nhiệm tạo ra một lượng lớn axit amino thiết yếu như lysine, methionine. Thiếu các chất này có thể gây hại cho trẻ em. VD, quá ít lysine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

Những củ khoai tây biến đổi gen giàu protein sẽ giúp chống lại nạn đói ở nhiều quốc gia
Những củ khoai tây biến đổi gen giàu protein sẽ giúp chống lại nạn đói ở nhiều quốc gia

Theo các nhà khoa học, khoai tây biến đổi gen cũng tạo ra năng suất cao hơn. Khoai tây là lương thực hàng đầu không thuộc ngũ cốc và xếp thứ 4 về sản lượng lương thực trên thế giới.

Khoai tây được trồng ở gần 125 quốc gia và hàng ngày hơn 1 tỉ người trên thế giới tiêu thụ loại củ này. Tuy nhiên, dinh dưỡng là vấn đề “cần bàn luận” trong những củ khoai tây thường vì chúng thiếu protein – các nhà khoa học cho hay.

Thị trường chủ yếu của khoai tây biến đổi gen sẽ là các nước đang phát triển, nơi có hơn 1 tỉ người thiếu dinh dưỡng triền miên. Nó cũng mang lại tiềm năng tăng giá trị dinh dưỡng cho những đồ ăn chế biến từ khoai tây như bim bim, khoai tây chiên… ở các nước giàu hơn.

Vì AmA1 là một gen khoai tây tự nhiên, nên các nhà nghiên cứu tin rằng chiến lược của họ có thể được cộng đồng chấp nhận rộng rãi hơn so với những sản phẩm dựa vào gen ngoại lai.

Phương Hà (Theo Mail Online)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.