Chuyên gia Nguyễn Thị Xuân Phương (Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) chia sẻ cách tận dụng triệt để lợi thể các công cụ này nhằm giúp giáo viên và học sinh rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ.
* Youtube
Lợi thế của việc giảng dạy tiếng Anh bằng Youtube là giáo viên có thể sử dụng Youtube để nâng cao cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học.
Ví dụ: Giáo viên có thể chọn một đoạn video phù hợp với trình độ của người học. Sau đó, cho người học xem video không có phụ đề nhằm phát triển kĩ năng nghe.
Tiếp theo, người học có thể đóng vai các nhân vật trong clip và diễn lại để phát triển kỹ năng nói.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể để người học viết lại cảm nhận về đoạn phim để rèn luyện kỹ năng viết. Việc đọc lớn những gì đã viết sẽ giúp người học trau dồi thêm kĩ năng đọc.
Như vậy, thông qua việc hướng dẫn người học cách học dựa vào nguồn tài nguyên trên Youtube, giáo viên có thể giúp người học tự học ở nhà. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể xây dựng các bài giảng và đăng lên Youtube để giúp người học có thể học một bài học nhiều lần cho đến khi hình thành kĩ năng.
Ngoài Youtube, người học có thể tìm hiểu thêm các trang web có tính tăng chia sẻ video tương tự như: Vimeo, Vevo, Videojug…
* Skype
Skype cung cấp khả năng tương tác không giới hạn cho giáo viên và học sinh ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nó tạo điều kiện cho người học kết nối với những giáo viên bản ngữ hay người dân ở các nước nói tiếng Anh một cách dễ dàng để học và thực hành các kỹ năng.
Thông qua Skype các giáo viên có thể hỗ trợ người học dù người đó đang ở đâu. Còn người học có thể tương tác với những người khác để cùng học tiếng Anh. Điều này, giúp cho người học tiếng Anh có cơ hội thực hành nhiều hơn.
Bên cạnh Skype, hiện nay trên internet có một số ứng dụng với cùng chức năng để người học lựa chọn như: Google Hangouts, Viber, Imo, Glide…
Facebook là một ứng dụng mạng xã hội có thể giúp người học cải thiện trình độ tiếng Anh của mình, đặc biệt ở phần từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng viết.
Facebook cho phép giáo viên tương tác với người học bằng tiếng Anh dễ dàng. Ví dụ: Giáo viên có thể chọn một chủ đề vằ đăng lên Facebook của mình để các học sinh tranh luận, trao đổi bằng tiếng Anh.
Như vậy, mỗi người học đều có cơ hội thực hành, tham gia vào chủ đề này, một điều mà lớp học truyền thống với số lượng học sinh đông và thời gian giới hạn khó có thể làm được.
Bên cạnh đó, dựa vào những trao đổi của người học ở phần bình luận, giáo viên có thể đánh giá được khả năng của học sinh, cũng như giúp học sinh sửa lỗi ngữ pháp, từ vựng…
Ngoài ra, thông qua Facebook giáo viên cũng dễ dàng chia sẻ kiến thức cho người học thông qua các bài viết, hoặc khuyến khích học sinh thực hành tiếng Anh bằng việc chia sẻ các dòng trạng thái, bình luận bằng tiếng Anh.
Trên internet hiện nay, ngoài Facebook có rất nhiều các trang mạng xã hội mà người học có thể tham gia tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mình: Instagram, MySpace, Tumblr, Google Plus, Twitter, Flickr…
Giáo viên cần cập nhật những xu hướng mới nhất trong giảng dạy tiếng Anh nhằm cải thiện chất lượng đầu ra cho học sinh ở bộ môn này. E-Learning chỉ là một trong những xu hướng được sử dụng gần đây.
Do đó, bên cạnh E-learning, giáo viên cần tìm hiểu thêm những phương thức giảng dạy khác và tìm tòi cách kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại để nâng cao hiệu quả giảng dạy.