Cực hình với bệnh vì chữa trị chậm
Phát hiện ra vùng kín có dịch lẫn máu kèm triệu chứng bất thường nhưng chị Phạm Huyền Xuân (Hoàng Mai, Hà Nội) không thể đi chữa bệnh phụ khoa ngay vì quá bận rộn, khiến chị ngày nào cũng lo lắng.
Chị Xuân cho biết: “Tôi làm kế toán trưởng của một công ty sản xuất nước giải khát. Những ngày cuối tháng bận đến mờ mắt, biết mình mắc bệnh phụ khoa mà không thể đi khám ngay được. Khi xong việc đến phòng khám phụ khoa thì được bác sĩ cho biết tôi đã bị chứng viêm loét cổ tử cung khá nặng nên việc chữa trị sẽ dai dẳng”.
Bệnh phụ khoa viêm loét cổ tử cung khiến phụ nữ đau đớn, khó chịu. Ảnh minh họa.
“Bác sĩ cũng nói nếu không điều trị tích cực bệnh phụ khoa này sẽ có thể dẫn đến các chứng viêm ở những bộ phận khác, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai về sau. Tôi mới có một bé gái hai vợ chồng đang dự định sinh thêm đứa nữa vào năm tới nhưng tình hình bệnh thế này không biết thế nào. Tôi lo lắm”, chị Xuân than thở.
Hiện tại, bệnh đã tiến triển khá nặng khiến chị Xuân luôn thấy ngứa ngáy, khó chịu do khí hư tiết ra nhiều. Không những vậy, nó còn gây ra những cơn đau nhức. Đời sống phòng the của chị cũng giảm sút do luôn cảm thấy đau đớn, mệt mỏi.
3 giai đoạn của bệnh viêm loét cổ tử cung
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, cũng là nơi quan trọng cho phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Viêm loét cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cổ tử cung, do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Có thể chia bệnh thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 là giai đoạn bệnh mới bắt đầu khởi phát chưa nặng nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Giai đoạn 2 khí hư sẽ ra nhiều hơn nhưng ở dạng kết dính hoặc có mủ, đi kèm sẽ là mùi hôi khó chịu, thậm chí có kèm theo máu. Nhất là sau khi quan hệ tình dục sẽ xuất hiện lượng máu nhiều hơn. Đôi khi có thể xuất hiện các triệu chứng như đau họng, buồn nôn, nước tiểu vàng...
Đây là giai đoạn tương đối nguy hiểm, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới một số những nguy hiểm như biến chứng sang các cơ quan khác, tăng nguy cơ ung thư, vô sinh ...
Giai đoạn 3 thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, có dấu hiệu sung huyết và dễ chảy máu. Thêm vào đó, những phụ nữ đang mang thai dịch âm đạo cũng nhiều hơn bình thường khiến cho tình trạng viêm loét càng nghiêm trọng hơn. Theo đó, sức đề kháng của thai phụ giảm sút, dễ mắc các chứng viêm khác và người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Theo bác sĩ Lê Hữu Liêm, Phòng Khám Đa khoa Khương Trung, Hà Nội, viêm loét cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ. Nhất là thời điểm, tới kỳ kinh nguyệt san và trước – sau khi quan hệ tình dục.
Đặc biệt, phụ nữ cần phải đi khám để chữa bệnh phụ khoa theo định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh. Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm càng ngăn chặn được những mối nguy hại do diễn tiến xấu gây ra.
Có nhiều phương pháp điều trị viêm tử cung như áp lạnh, laser, đốt điện kết hợp với việc điều trị nội khoa bằng các loại thuốc chuyên dụng.
Đốt điện, đốt laser và áp lạnh là những phương pháp điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu thông qua các dụng cụ y tế chuyên dụng, áp sát vào vùng viêm nhiễm và tiêu diệt các tế bào gây bệnh. Vì vậy, khi phát hiện bất thường ở vùng kín phụ nữ cần nghĩ ngay đến việc đi khám để chữa bệnh phụ khoa.