Phát hiện tổ tiên của loài khủng long bạo chúa có kích thước nhỏ đến khó tin

Chúng ta đều biết rằng khủng long bạo chúa có kích thước vô cùng to lớn và hung tợn, nhưng những phát hiện khảo cổ học cho biết tổ tiên của chúng lại có kích thước gần như tương đồng với một con chó Great Dane.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tyrannosaurus hay còn được gọi là khủng long bạo chúa là một chi khủng long chân thú sống vào cuối kỷ Phấn Trắng và chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus Rex (T-rex).

Chúng có cơ thể to lớn nặng 9 tấn cùng cơ thể có thể dài tới 13m cùng với hàm răng sắc nhọn khiến người ta tin rằng chúng có thể cắn thủng cả những chiếc xe bọc thép tân tiến bây giờ.

Bất ngờ phát hiện tổ tiên của khủng long bạo chúa chỉ có kích thước nhỉnh hơn một con chó - Ảnh 1.

Khủng long bạo chúa là loài ăn thịt đi bằng hai chân, với một hộp sọ lớn và giữ thăng bằng bởi cái đuôi dài, nặng. So với hai chi sau to khỏe, hai chi trước của của loài này lại cực kì ngắn nhưng có sức mạnh vô cùng khủng khiếp.

Nhưng ít ai biết rằng chúng có một quá trình tiến hóa hết sức bất ngờ xuyên suốt hơn 100 triệu năm từ kỷ Jura cho tới kỷ Phân trắng. Ít ai biết được rằng tổ tiên của loài khủng long bạo chúa lại có một kích thước vô cùng kiêm tốn.

Lindsay Zano - nhà cổ sinh vật học tại Đại học Nam Carolina đã bỏ ra 10 năm cùng các đồng nghiệp của mình để khai quật những di chỉ khảo cổ tại Hạt Emory, Utah, Mỹ và phát hiện ra một hóa thạch của một loài khủng long hoàn toàn mới.

Bất ngờ phát hiện tổ tiên của khủng long bạo chúa chỉ có kích thước nhỉnh hơn một con chó - Ảnh 2.

Trên thực tế, khủng long bạo chúa không phải là loài khủng long ăn thịt lớn nhất từng tồn tại trên trái đất, chúng chỉ là loài lớn thứ 3 trong các loài khủng long ăn thịt lớn nhất từng tồn tại, xếp sau Giganotosaurus (thằn lằn khổng lồ phương nam) với chiều dài trung bình 12 -13,2m và nặng từ 4,2 đến 13,8 tấn và Spinosaurus (thằn lằn gai) ở Bắc Phi với chiều dài 15m và nặng từ 10 – 20 tấn.

Chúng được xem là manh mối để mở ra những bí ẩn về sự hiện diện của loài khủng long bạo chúa mà chúng ta biết tới ngày nay.

Zano và nhóm của cô đã tìm kiếm manh mối để tìm hiểu điều gì đã xảy ra trong thời gian này cho đến khi họ tìm thấy một hóa thạch xương chân có niên đại khoảng 96 triệu năm và xác định rằng hóa thạch này là một loài hoàn toàn mới thuộc chi Tyrannosauridae.

Đây được xem là loài khủng long lâu đời nhất thuộc kỷ Phấn Trắng có tên Moros intrepidus và được cho là tổ tiên của loài khủng long bạo chúa T-rex, một trong những sát thủ săn mồi to lớn và hung bạo nhất thời tiền sử.

Bất ngờ phát hiện tổ tiên của khủng long bạo chúa chỉ có kích thước nhỉnh hơn một con chó - Ảnh 3.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các đặc điểm của hóa thạch để xác định vị trí của Moros intrepidus và phát hiện loài này có nguồn gốc ban đầu từ Siberia. Tên của chúng, Moros intrepidus có nghĩa là điềm báo về sự diệt vong.

Phân tích hóa thạch của xương chân cho thấy con khủng long này có chiều cao khoảng 1,2 m và nặng 78 kg, kích cỡ này chỉ tương đương với một con chó Great Dane (một số con đực khi trưởng thành có thể nặng tới 90kg).

Hình dạng dài và mỏng của xương chân cho thấy đây là một loài khủng long có thể chạy cực nhanh, trong khi hậu duệ của chúng, loài T-Rex lại sở hữu thân hình đồ sộ hơn nhiều lần nhưng tốc độ thì lại bị bỏ lại khá xa.

Bất ngờ phát hiện tổ tiên của khủng long bạo chúa chỉ có kích thước nhỉnh hơn một con chó - Ảnh 4.

Kích thước của loài này tương đối nhỏ, toàn bộ hộp sọ có kích thước chưa tới 30 cm.

Trên thực tế, Moros intrepidus không phải là loài đứng đầu chuỗi thức ăn vì vào thời điểm đó, trái đất phải chịu sự thống trị của loài khủng long Allosaurus có kích thước to lớn hơn nhiều lần.

Vậy làm thế nào để từ một loài có kích thước chỉ tương đương với một con chó Great Dane trưởng thành lại có thể phát triển thành một "cỗ máy xay thịt" khổng lồ nặng 9 tấn?

Cho tới nay câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp, nhưng các nhà cổ sinh vật học cho rằng biến đổi khí hậu, lũ lụt xuất hiện nhiều hơn cùng với những cuộc di cư lớn của các loài khủng long và động vật khác khiến cho nguồn thức ăn của loài Allosaurus bị khan hiếm.

Đồng thời nhiệt độ của trái đất cũng nóng dần lên vào kỷ Phấn trắng đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài Allosaurus và mở ra cánh cửa tiến hóa mới của loài Moros intrepidus.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.