Phát hiện rắn ăn thịt khủng long

Phát hiện rắn ăn thịt khủng long
Reconstruction of the snake attacking a freshly hatched sauropod
Hình ảnh minh họa con rắn đang tấn công một con khủng long mới nở

Chiếc xương sọ 67 triệu năm đã được tìm thấy ngay trong một ổ khủng long ở Ấn Độ. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Plos One này cho rằng đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên thể hiện hành vi ăn mồi có trong một con rắn hóa thạch thời tiền sử.

Hóa thạch rắn dài 3,5 mét được cho là đã ăn con non của khủng long vì người ta phát hiện nó đang quấn quanh một con khủng long titanosaur nhỏ.

Khi trưởng thành, những con khủng long titanosaur ăn cỏ nặng tới 100 tấn. Nhiều người sợ loài rắn và nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thậm chí những con khủng long khổng lồ này cũng sợ rắn.

Fossil of Sanajeh indicus, three sauropod eggs and a sauropod hatchling
Hóa thạch của con rắn, 3 quả trứng và 1 con khủng long vừa nở

Các chuyên gia tại trường ĐH Michigan và ĐH Toronto Mississaugua đã nghiên cứu và xác minh phát hiện trên.

Theo các nhà nghiên cứu, hóa thạch bị thiếu những chiếc hàm chuyển động của những con rắn hiện đại và có thể nó đã rất khó khăn khi ăn trứng khủng long. Tuy nhiên, những con khủng long mới nở thì lại rất vừa.

Hóa thạch được phát hiện lần đầu tiên năm 1987 ở Ấn Độ nhưng phải tận đến năm 2001, các nhà khoa học Mỹ mới có thể phát hiện ra có một con rắn nằm giữa những vỏ trứng khủng long.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu tin rằng con rắn này đang tấn công một con khủng long mới nở khỏi vỏ trứng thì gặp phải một thảm họa thiên nhiên, có thể là một cơn bão, và toàn bộ “những nhân vật liên quan” từ đó đã bị đông cứng lại theo thời gian.

Phương Hà (Theo BBC)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ