Phát hiện loại ong nửa đực, nửa cái hiếm gặp

Phát hiện loại ong  nửa đực, nửa cái hiếm gặp

Các nhà khoa học về côn trùng do Đại học Cornell (Mỹ) dẫn đầu đã phát hiện ra con ong mật độc đáo Megalopta amoena này khi đang nghiên cứu những con ong về đêm trong rừng ở đảo Barro Colorado, Panama.

Khi các nhà nghiên cứu phát hiện, con ong còn là một ấu trùng được bao bọc trong một phòng ấp của tổ ong, nơi những con ong nhỏ phát triển và nó là một gynandromorph khi trưởng thành. Đây là ví dụ đầu tiên được biết đến của bệnh gynandromorphy ở loài ong Megalopta amoena và là trường hợp thứ hai được tìm thấy trong chi Megalopta trong hơn 20 năm nghiên cứu thực địa.

Con ong được biết đến như một gynandromorph dọc, với sự khác biệt về giới tính của nó được phân chia ở ngay chính giữa cơ thể. Gynandromorphy cũng có thể xảy ra theo chiều ngang, trong đó phía trước của cơ thể là một giới tính và phía sau là một giới tính khác. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện dưới dạng lẫn, với các đặc điểm nam và nữ trộn lẫn và rải rác xung quanh cơ thể động vật.

Cá thể mới nhất được phát hiện là một con ong thuộc loài sống về đêm ở Trung và Nam Mỹ tên gọi Megalopta amoenae. Phần bên giống cái có râu nhỏ hướng về phía trước, bộ hàm lớn, khỏe hơn. Chân sau to, nhiều lông hơn so với nửa mang giới tính nam. Các sợi lông được sử dụng để thu thập phấn hoa. Bên trái con ong là giới tính đực có hàm và chân sau thanh mảnh, râu dài. 

Gynandromorphy dọc đã được ghi nhận xảy ra ở côn trùng, động vật giáp xác, rắn và thậm chí cả chim. Dễ thấy nhất khi có sự khác biệt đáng kể về thể chất giữa con đực và con cái trong loài đó. Chim hồng y giáo chủ (chào mào lửa) gynandromorph mà các nhà khoa học mô tả vào năm 2019 là ví dụ nổi bật. Con chim mang bộ lông đỏ ấn tượng đặc trưng của giống đực ở một bên cơ thể, trong khi mặt còn lại phủ lông màu nâu nhạt của giống cái.

Và sự phân chia vật lý giữa các đặc điểm nam và nữ trong gynandromorph không chỉ nằm ở bên ngoài, theo như các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra vào năm 2003. Nửa bên phải của bộ não là nam, và nửa bên trái là nữ, theo một nghiên cứu về mẫu vật này, được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.

Con ong gynandromorph cũng thể hiện hành vi tìm kiếm thức ăn khác với các con ong đực và ong cái. Ong gynandromorph hoạt động trong ngày sớm hơn nhiều so với các đồng loại. Điều này có thể gợi ý rằng hành vi tìm kiếm thức ăn của loài này có liên quan chặt chẽ hơn với bên phải của não.

Mặc dù vậy, vẫn cần có nhiều bằng chứng khoa học để biết liệu hoạt động bất thường này có liên quan đến chứng gynandromorphy của nó hay không, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ