Phát hiện loài dơi mũi ba lá Đông Bắc

Loài dơi mới được phát hiện ở khu vực có núi đá vôi vùng Đồng Bắc, có tên tiếng Việt là dơi mũi ba lá Đông Bắc.

Phát hiện loài dơi mũi ba lá Đông Bắc

Loài mới có tên khoa học Aselliscus dongbacana Tu, Csorba, Gorfol, Arai, Son, Thanh & Hassanin, 2015. Tên tiếng Việt là Dơi mũi ba lá Đông Bắc, được đặt dựa trên vùng phân bố của loài.

Các mẫu chuẩn của loài A. dongbacana được thu tại động Nà Phòng, Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra, các mẫu thuộc về loài dơi mới cũng được thu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), Khau Ca (Hà Giang), Hữu Liên (Lạng Sơn) và Phia Oắc-Phia Đén (Cao Bằng).

Dơi mũi ba lá Đông Bắc có phân bố giới hạn trong vùng núi đá vôi ở Đông Bắc. Đây cũng là nơi sống lý tưởng cho nhiều loài sinh vật của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các vùng núi đá vôi này đã và đang bị suy thoái, chủ yếu do các hoạt động của con người. Hệ quả là không chỉ loài Dơi mũi ba lá Đông Bắc mà hầu hết các loài động thực vật nơi đây đang ngày càng bị đe doạ tuyệt chủng.

Nghiên cứu trên là kết quả hợp tác giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam) cùng các cộng sự đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hungary, Viện Nghiên cứu quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (Nhật Bản), Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội và Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử tự nhiên (Pháp).

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.