|
Hành tinh HD 106906 b có khoảng cách bất thường so với sao trung tâm - Ảnh: NASA |
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh ở nơi đáng lẽ không thuộc về nó, làm dấy lên câu hỏi về sự hình thành trên thực tế của các hành tinh.
Hành tinh khổng lồ được đề cập đang xoay quanh sao trung tâm với khoảng cách gấp 650 lần mặt trời - trái đất, lập kỷ lục hành tinh cách mặt trời xa nhất từng được phát hiện, theo Space.com dẫn báo cáo của Đại học Arizona (Mỹ).
Với khối lượng gấp hơn 10 lần sao Mộc, hành tinh HD 106906 b không giống bất cứ thiên thể nào trong hệ mặt trời của chúng ta.
“Hành tinh trên có sức thu hút đặc biệt vì chưa có mô hình hành tinh hoặc hệ sao nào có thể dùng để giải thích rõ ràng điều chúng ta quan sát được”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Vanessa Bailey.
Các nhà thiên văn học còn ngạc nhiên hơn khi phát hiện tàn tích của đĩa vật chất sau khi hoàn tất quá trình hình thành sao và hành tinh.
Theo Hạo Nhiên
Thanh niên