Phát hiện hành tinh đầu tiên ngoài hệ Mặt trời hỗ trợ sự sống

Phát hiện hành tinh đầu tiên ngoài hệ Mặt trời hỗ trợ sự sống

(GD&TĐ) – Một hành tinh cách Trái đất 20 năm ánh sáng là hành tinh đầu tiên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta được các nhà khoa học chính thức tuyên bố có thể có sự sống.

An artist’s impression of the possible surface temperatures of Gliese 581d. It orbits a red dwarf star called Gliese 581 (right), located around 20 light years from Earth. Cooler temperatures are represented with blue colours and warmer temperatures red. The arrows represent winds at two-kilometres altitude Read more: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-1387863/Gliese-581d-First-planet-outside-solar-scientists-say-support-Earth-like-life.html#ixzz1MgsCJa1z
Ảnh minh họa về Gliese 581d. Hành tinh này bay quanh một ngôi sao đỏ là Gliese 581 (phải), nằm cách Trái đất 20 năm ánh sáng. Phần màu xanh là nơi có nhiệt độ thấp hơn và phần màu đỏ chỉ nơi nhiệt độ cao hơn. Các mũi tên thể hiện hướng gió

Hành tinh Gliese 581d có các điều kiện có thể hỗ trợ sự sống như Trái đất, bao gồm các điều kiện như đại dương và mưa. Bầu trời ở đây có màu đỏ âm u, chứ không phải xanh và trọng lực mạnh gấp 2 lần so với trên Trái đất, do đó bất kỳ ai đứng trên bề mặt của hành tinh này sẽ nặng gấp đôi so với thông thường.

Thêm nữa, không khí giàu carbon dioxit tại đây gần như chắc chắn để con người có thể thở được.

Các nhà khoa học ngạc nhiên bởi phát hiện này do Gliese 581d trước đó đã bị loại ra khỏi các ứng cử viên hành tinh có sự sống. Tuy nhiên, một mô hình máy tính mới có khả năng tái tạo khí hậu ngoài hành tinh đã cho thấy giả định trước kia là sai và khẳng định Gliese 581d thực sự có sự sống.

Các nhà khoa học tin rằng phát hiện trên có thể mở đường cho những khám phá sau này về sự sống trên các hành tinh, bao gồm cả những nơi xa lạ ít ngờ tới.

Tiến sĩ Robin Wordsworth, một thành viên của Viện Pierre Simon Laplace ở Paris, Pháp nói: “Phát hiện này rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên, các mô hình về khí hậu đã chứng minh rằng hành tinh này có thể có sự sống. Điều thú vị là Gliese rất gần Trái đất do đó, với các thế hệ kính viễn vọng tương lai, chúng ta có thể tìm kiếm trực tiếp sự sống tại đây”

Hà Châu (Theo Mail Online)
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.