(GD&TĐ) – Các nhà thiên văn vừa phát hiện ra dải ngân hà cổ xưa nhất và xa nhất trong vũ trụ, xa đến nỗi ánh sáng của nó phải mất 13,2 tỉ năm mới đến được Trái Đất.
Dải ngân hà mới lớn bằng 1/100 dải ngân hà của chúng ta và ở cách xa Trái Đất 13,2 tỉ năm ánh sáng |
Một chòm các ngôi sao, bụi khí ga đã được kính viễn vọng Hubble của Nasa phát hiện khi nó bay quanh Trái Đất. Dải ngân hà này ở rất xa, các nhà khoa học đang quan sát nó vào thời điểm vũ trụ ở giai đoạn non nớt, 480 triệu năm sau vụ nổ Big Bag.
Tiến sĩ Garth Illingworth, giáo sư ngành thiên văn của trường ĐH California nói: “Chúng tôi đang trở lại rất gần với những thiên hà đầu tiên mà chúng tôi cho rằng được hình thành khoảng từ 200 đến 300 triệu năm sau vụ Big Bang”.
Bức ảnh sâu nhất về bầu trời được kính viễn vọng Hubble của Nasa chụp được. |
Mỗi khi các nhà thiên văn nhìn vào vũ trụ là họ đang nhìn vào quá khứ. Ánh sáng từ những ngôi sao gần chúng ta mất vài năm để tới Trái Đất, nhưng ánh sáng từ những ngôi sao xa xôi và những dải ngân hà, thì phải mất hàng triệu, hàng tỉ năm để đi trong vũ trụ.
Dải thiên hà mới phát hiện chỉ lớn bằng một phần trăm dải ngân hà của chúng ta.
Phương Hà (Theo Mail Online)