Phát hiện đại dương ngầm trên vệ tinh sao Mộc

Trong một cuộc họp báo của NASA, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra một đại dương ngầm trên Ganymede, vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, BBC đưa tin.

Phát hiện đại dương ngầm trên vệ tinh sao Mộc
Trong một cuộc họp báo của NASA, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra một đại dương ngầm trên Ganymede, vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, BBC đưa tin.

Bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát cực quang trên Mặt Trăng này, các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại một lượng lớn nước muối nằm sâu dưới bề mặt Ganymede, vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Ganymede là vệ tinh duy nhất trong hệ mặt trời có từ trường riêng của nó. Tuy nhiên, nó cũng bị ảnh hưởng bởi từ trường của Mộc tinh – hành tinh khí khổng lồ.

Theo miêu tả của NASA, cực quang là những dải màu sắc được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với từ trường của các hành tinh, có thể quan sát được ở vùng cực Bắc và cực Nam của vệ tinh này.

Jim Green, Giám đốc lĩnh vực khoa học hành tinh tại NASA cho biết: “Chúng ta càng nhìn vào từng vệ tinh, chúng ta càng thấy rằng có một lượng nước lớn tại đây.”

Heidi Hammel, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học Nghiên cứu Thiên văn học. “Bằng cách theo dõi hoạt động cực quang trên hành tinh ngoại đó chúng ta có thể suy luận ra sự có mặt của nước.”

Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện các đại dương nằm dưới bề mặt vệ tinh Europa của sao Mộc và vệ tinh Enceladus của sao Thổ. Các nhà khoa học cũng tin rằng có nước ngầm trên vệ tinh Callisto của sao Mộc.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) có kế hoạch phóng tàu vũ trụ để thăm dò các Mặt Trăng của sao Mộc vào năm 2022 và dự kiến tới gần sao Mộc vào năm 2030.
Theo Hà Nội Mới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ