Phát hiện bất ngờ về thủ phạm làm chìm tàu Titanic

Phát hiện bất ngờ về thủ phạm làm chìm tàu Titanic

(GD&TĐ)  - Tảng băng làm chìm tàu Titanic là do Mặt trăng đẩy tới trong một dịp 1.400 năm mới có một lần – các nhà thiên văn vừa cho biết.

Tàu Titanic trên đường tới Southampton ngày
Tàu Titanic trên đường tới Southampton ngày 4.2.1912

Sự kiện Mặt trăng ở rất gần Trái đất này đã tạo ra thủy triều siêu lớn vào ngày 1. 1.1912, khiến một loạt tảng băng bị rời ra, 3 tháng trước khi tàu Titanic bị chìm vào ngày 14.4.1912, cướp đi sinh mạng của 1.500 người.

Thủy triều đã đánh bật những tảng băng ở vùng nước nông ngoài bờ biển Labrador và Newfoundland, khiến những đường đi của tàu thuyền đầy băng trôi.

Những tảng băng trôi ở khu vực tàu Titanic bị chìm rất dày đã làm chậm lại hoạt động của những thuyền cứu hộ cho Titanic.

“Sự kiện ngày 4.1 là ngày Mặt trăng tiến đến gần Trái đất nhất trong vòng 1.400 năm và nó làm tăng tối đa lực thủy triều mà Mặt trăng tạo ra trên Trái đất” – Donald Olson, một thành viên của hội đồng GV của Texas State cho biết.

Yếu tố trên đã khiến mực nước biển cao đặc biệt và làm cho những tảng băng rời ra, trôi vào đường tàu thuyền đi ở Bắc Đại tây dương.

Thông thường, các tảng băng ở nguyên một chỗ và không thể di chuyển về phía nam cho tới khi chúng tan chảy đủ để trôi đi hoặc có thủy triều đủ cao đẩy chúng đi. Trên chặng đường về phía nam kéo dài tới vài năm, một tảng băng có thể bị kẹt vài lần.

Phương Hà (Theo Mail Online)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ