Rừng phòng hộ A Lưới bị "xẻ thịt": Chúng tôi... chưa nắm được!

GD&TĐ - Hàng chục cây rừng tự nhiên ở rừng phòng hộ A Lưới (huyện A Lưới) bị lâm tặc triệt hạ. Sau đó gỗ đã được đưa ra khỏi rừng, nhưng lực lượng chức năng lại không hề hay biết.

Nhiều cây có tuổi đời 50-60 năm ở rừng phòng hộ  A Lưới bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.
Nhiều cây có tuổi đời 50-60 năm ở rừng phòng hộ A Lưới bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.

Nhiều cây rừng cổ thụ bị đốn hạ không thương tiếc, các phách gỗ, bìa gỗ nằm ngổn ngang chèn lấp khe suối, những cây cổ thụ nằm trơ gốc đó là thực trạng hiện thực đang diễn ra bên trong rừng phòng hộ A Lưới.

Nhiều cây ở rừng phòng hộ bị cưa cắt, lấy đi phần thân, những chủ rừng không hề hay biết.
Nhiều cây ở rừng phòng hộ bị cưa cắt, lấy đi phần thân, những chủ rừng không hề hay biết.

Trước thông tin PV Báo GD&TĐ cung cấp về việc nhiều cây cổ thụ bị triệt hạ, ông Ngô Hữu Phước – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm A Lưới cho biết, khu vực rừng bị lâm tặc khai thác trái phép thuộc tiểu khu 312, đây là khu vực rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lí. 

Theo ông Phước, trước khi nhận phản ánh của PV Báo GD&TĐ, chúng tôi chưa nhận được báo cáo của cấp dưới về hoạt động phá rừng tại khu vực rừng phòng hộ A Lưới, khu vực này được phân công cho Trạm Kiểm lâm địa bàn Hương Phong quản lý, trạm này có trách nhiệm quản lý rừng trên địa bàn các xã Hương Phong, Lâm Đớt, A Roàng và Đông Sơn (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Gỗ nằm ngổn ngang giữa xuối.
Gỗ nằm ngổn ngang giữa xuối.

“Để xảy ra tình trạng phá rừng trách nhiệm thuộc về lực lượng kiểm lâm và chủ rừng, cái chính là chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra các phần rừng được nhà nước giao quản lý. Chúng tôi sẽ vào cuộc kiểm tra ngay”, ông Phước nói thêm.

Làm việc với Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, ông Văn Thân cho hay, đến thời điểm mà PV phản ánh, ông chưa nắm được thông tin về việc nhiều cây gỗ cổ thụ bị lâm tặc đốn hạ trong khu vực rừng do mình quản lí. 

Ông Văn Thân (áo trắng) Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới.
Ông Văn Thân (áo trắng) Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới.

“Ngoài một số điểm đã kiểm tra, đánh dấu thì một số khu vực có cây bị đốn hạ do PV cung cấp chúng tôi chưa nắm được”, ông Thân nói.

Ông Lê Nhữ Thắng – Phó Trưởng phòng Quản lý bảo vệ Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới cho biết, khu vực PV phản ánh này, đơn vị bố trí 2 đội bảo vệ rừng chuyên trách. Phần ngoài là Đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ, vùng trong là Đội bảo vệ rừng Hương Lâm.

Trước cửa rừng là lán trại của Tổ bảo vệ rừng khu vực C10 (thuộc Ban QL rừng phòng hộ A Lưới), những hàng chục khối gỗ được vận chuyển ra ngoài thì không hề hay biết.
 Trước cửa rừng là lán trại của Tổ bảo vệ rừng khu vực C10 (thuộc Ban QL rừng phòng hộ A Lưới), những hàng chục khối gỗ được vận chuyển ra ngoài thì không hề hay biết.

“Ở khu vực này, để xảy ra thực trạng phá rừng là rất khó vì anh em kiểm tra liên tục, thường xuyên”, ông Thắng nói.

Sau khi tiếp nhận thông tin của PV Báo GD&TĐ cung cấp, đội liên ngành gồm Hạt Kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra và xác nhận thông tin PV cung cấp là đúng. Hiện trường thuộc tiểu khu 312, tại đây có nhiều cây rừng đã bị lầm tặc đốn hạ”, GĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới thông tin.

Thành lập đoàn liên nghành kiểm tra xử lý nghiêm cá nhân vi phạm

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV ông Lê Ngọc Tuấn Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, ông và cấp dưới đã có mặt tại huyện A Lưới để làm việc với các đơn vị liên quan. 

Lê Ngọc Tuấn Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Lê Ngọc Tuấn Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Tuấn, thời điểm chúng tôi có mặt, tổ liên ngành vẫn đang vào hiện trường để kiểm tra. Đến tối cùng ngày, đoàn kiểm tra ra đến cửa rừng và có báo cáo ban đầu về vụ việc.

Qua bước đầu kiểm tra, lực lượng liên ngành xác định có nhiều cây rừng bị đốn hạ tai khu vực rừng phòng hộ A Lưới, tại khu vực này có 12 cây gỗ rừng có tuổi đời từ 50-60 năm đã bị lâm tặc đốn hạ và gỗ đã vận chuyển ra ngoài, các cây có đường kính từ 0,5m – 0,94m (tính theo đường kính trung bình).

“Ngoài 3 cây bị đốn hạ tập trung, 9 cây còn lại nằm rải rác dọc tuyến đường khoảng 5km. Có những cây cổ thụ, với kích thước từ 0,6 đến 1,5m nhưng khi đo đạc, chúng tôi tính theo kích thước trung bình, nên việc PV cung cấp hình ảnh phản ánh có những cây có đường kính gần 1,5m cũng không sai”, ông Tuấn nói.

"Sau khi phát hiện sự việc, đơn vị đã cấp tốc thành lập đoàn kiểm tra gồm Lãnh đạo Chi cục, Phòng Thanh tra pháp chế, Đội Kiểm lâm cơ động PCCC rừng đến hiện trường để kiểm tra. Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Trạm bảo vệ rừng Hương Lâm và Hạt Kiểm lâm A Lưới báo cáo, giải trình vụ việc.

"Đây là vụ phá rừng nghiêm trọng, có quy mô khá lớn. Sau khi các đơn vị cấp dưới báo cáo giải trình, chúng tôi sẽ làm báo cáo gửi lãnh đạo Sở NN&PTNT và đề xuất xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức vi phạm”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.