Những nội dung gì được Viện KSND Hà Nội kháng nghị liên quan đến đại án Nhật Cường?

GD&TĐ - Viện KSND Hà Nội kháng nghị bản án hình sự vụ Nhật Cường vì cho rằng toà sơ thẩm buộc 13 bị cáo bồi thường 221 tỷ đồng là chưa phù hợp các quy định.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ đại án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.
Phiên xét xử sơ thẩm vụ đại án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Ngày 4/6, thông tin từ Viện KSND TP. Hà Nội cho biết mới đây, đơn vị này đã ban hành Quyết định kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Trong số các nội dung kháng nghị, Viện KSND Hà Nội cho rằng, tại phiên toà xét xử trước đó, TAND Hà Nội  buộc 13 bị cáo (trừ Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường) bồi thường số tiền 221 tỷ đồng do hành vi buôn lậu mà có là chưa phù hợp.

Viện KSND Hà Nội cho rằng toàn bộ khoản tiền 221 tỉ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu đã được nhập vào Công ty Nhật Cường, theo dõi, hạch toán do bị can Bùi Quang Huy (đang bỏ trốn) là chủ sở hữu.

Viện KSND Hà Nội cũng nhận định các bị cáo đều là người làm công ăn lương, giữ vai trò giúp sức cho bị can Bùi Quang Huy và không được ăn chia khoản tiền thu lợi bất chính.

Vì thế, Viện KSND Hà Nội đề nghị xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm số 144/2021/HS-ST ngày 10/5 của TAND Hà Nội  theo hướng: đưa Công ty Nhật Cường tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;  buộc công ty này phải nộp lại khoản tiền 221 tỉ đồng  thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu; không buộc 13 bị cáo phải liên đới nộp lại khoản tiền thu lợi bất chính hơn 221 tỷ đồng.

Thứ 2, Viện KSND Hà Nội cũng cho rằng, tại phiên xét xử, TAND Hà Nội không triệu tập người đại diện Công ty Nhật Cường tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót.

Theo nội dung bản án sơ thẩm, Công ty Nhật Cường được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó ngành nghề kinh doanh chính là buôn bán thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.

Từ 1/2014 đến tháng 5/2019, Bùi Quang Huy đã trực tiếp và chỉ đạo các nhân viên công ty thực hiện hành vi giao dịch, mua bán trái phép hơn 2.500 đơn hàng với tổng trị giá thanh toán hơn 2.900 tỷ đồng và vận chuyển về Việt Nam.

Thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ của Công ty Nhật Cường đã tiêu thụ được 254.364 sản phẩm, thu lợi bất chính 221 tỉ đồng.

Ngoài ra, Bùi Quang Huy cũng là chủ mưu chỉ đạo nhân viên bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản, nguồn vốn hoạt động thực tế của Công ty Nhật Cường, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 30 tỉ đồng.

TAND Hà Nội tuyên phạt 14 bị cáo các mức án từ 3 năm 6 tháng tù đến 14 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc 13 bị cáo (trừ Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường) nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính (221 tỷ đồng) do hành vi buôn lậu mà có.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.