Đắk Lắk: Người dân lao đao vì công ty nông sản không trả tiền

GD&TĐ - Nhiều người dân vây quanh Công ty TNHH Nông sản Xuân Anh để đòi tiền nợ. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa chịu chi trả khiến người dân lao đao.

Nhiều người dân đến công ty nông sản Xuân Anh để đòi tiền.
Nhiều người dân đến công ty nông sản Xuân Anh để đòi tiền.

Chiều 12/1, thượng tá Trần Bình Hưng - Trưởng Công an huyện Cư M"Gar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã nhận hàng chục đơn thư của người dân phản ánh về việc một đại lý thu mua nông sản không chịu trả tiền.

Theo ghi nhận của chúng tôi, chiều cùng ngày, hàng chục người dân kéo đến Công ty TNHH Nông sản Xuân Anh (gọi tắt là công ty Xuân Anh, địa chỉ tại thôn Tiến Phú, xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar) để đòi nợ.

Bà Cù Thị Vĩ (SN 1977, trú tại thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) cho biết, gia đình đã bán cho bà Nguyễn Thị Kim Anh (chủ công ty Xuân Anh) hơn 4 tấn cà phê, tương đương hơn 136 triệu đồng.

Bán xong, bà Kim Anh hẹn ngày 4/1 đến nhận tiền. Tuy nhiên, sau đó, bà Vĩ đã đến công ty lấy tiền nhưng bất thành. Tại đây, bà Kim Anh nói không còn tiền để chi trả.

Theo bà Vĩ, số cà phê này bà vay tiền nóng để mua rồi bán lại cho bà Kim Anh. Tuy nhiên, bà Kim Anh không trả tiền khiến gia đình bà khốn đốn.

Người dân lao đao, lo sợ công ty vỡ nợ sẽ không thể chi trả tiền.
Người dân lao đao, lo sợ công ty vỡ nợ sẽ không thể chi trả tiền.

Tương tự, chị Võ Thị Thủy (trú tại thôn Tiến Phát, xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar) cho hay, từ năm 2014 đến nay, chị tích góp, vay mượn tiền để mua cà phê, tiêu của Công ty Xuân Anh rồi ký gửi lại để đợi giá lên.

Theo chị Thủy, những năm trước, việc mua bán giữa chị và công ty luôn diễn ra thuận lợi. Do đó, chị đã dùng toàn bộ tài sản của gia đình để mua khoảng 100 tấn cà phê, tiêu với tổng trị giá khoảng 4,5 tỷ đồng và ký gửi luôn cho bà Kim Anh. Tuy nhiên, tối 5/1, bà Kim Anh gọi chị đến nói chuyện và cho biết không còn khả năng trả nợ.

Không chỉ riêng chị Thuỷ, nhiều người thân của chị cũng tin tưởng gửi tiền mua cà phê cho bà Kim Anh. Thậm chí, bố ruột của chị còn mang số tiền 450 triệu đồng tiền mặt gửi cho chủ doanh nghiệp này để lo cho tuổi già. Tuy nhiên, hiện nay gia đình chị chưa lấy được bất kì số tiền nào.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, bà đã kinh doanh được 5-7 năm nay. Tuy nhiên, do bà mua vào giá cao, bán ra giá thấp. Vừa qua, xuất hiện thông tin bà vỡ nợ nên nhiều người đến đòi tiền khiến bà không kịp xoay sở. Đồng thời, bà Kim Anh cũng khẳng định, bản thân không lừa đảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...