Phấn đấu 50% nguồn sữa học đường từ xã hội hóa

Phấn đấu 50% nguồn sữa học đường từ xã hội hóa

Mục tiêu phấn đấu năm 2020 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 18% (giảm 0,2% so với năm 2019); giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 6% (giảm 0,2% so với năm 2019).

Đồng thời, 90% học sinh mầm non phát triển thể lực đạt yêu cầu so với lứa tuổi; không có học sinh thiểu năng trí tuệ do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. 80% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học được tham gia các lớp tập huấn, có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường học.

70% phụ huynh được bồi dưỡng, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến dinh dưỡng như tiêm chủng, nước sạch, vệ sinh môi trường.

Mục tiêu của Đề án cũng hướng tới hhông để xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm trong các ở các cơ sở giáo dục mầm non. 100% học sinh học ở các cơ sở giáo dục mầm non phải được theo dõi tình trạng dinh dưỡng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc. 100% ở các cơ sở giáo dục mầm non theo dõi, giám sát và tổ chức tốt cho trẻ uống sữa.

Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non ra quyết định thành lập “Ban kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình sữa học đường”. Theo dõi, đánh giá trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, cân đo cho 100% trẻ và cập nhật kịp thời vào phiếu theo dõi của lớp (tại thời điểm cân đo, nếu trẻ nghĩ học cân bổ sung ngay sau khi trẻ đi học lại). Trẻ dưới 36 tháng tuổi cân đo hàng tháng, trẻ trên 36 tháng tuổi cân đo hàng quý.

Các trường cũng được yêu cầu lồng ghép trong chương trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động tăng cường vận động theo kế hoạch phát triển vận động, giúp trẻ năng động, nhanh nhẹn, tự tin, khéo léo và tăng cường các bài tập vận động đối với trẻ béo phì.

Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, tuần lễ dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho học sinh. Kết hợp lồng ghép thi làm đồ dùng dạy học từ vỏ hộp sữa, giúp đội ngũ, học sinh biết tận dụng phế phẩm để làm đồ chơi và giáo dục bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, kho chứa sữa phục vụ cho công tác bảo quản sữa đúng theo quy định.

Đặc biệt, Sở GD&ĐT lưu ý việc tăng cường các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện 50% nguồn Sữa học đường từ cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp đóng góp...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.