Phân biệt khẩu trang y tế thật - giả trong mùa dịch Covid-19

Phân biệt khẩu trang y tế thật - giả trong mùa dịch Covid-19

Khẩu trang y tế - Những tiêu chí để phân biệt thật giả - Bạn có biết?  

Khẩu trang y tế hiện nay vẫn đang là một mặt hàng được người tiêu dùng săn lùng bởi là giải pháp khá an toàn, yên tâm trong công cuộc phòng chống dịch viêm phổi cấp do covid-19 lan rộng.

Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu bạn sử dụng phải một chiếc khẩu trang không đảm bảo chất lượng hay dùng phải khẩu trang giả? Đây là câu chuyện không hiếm gặp ngay tại thời điểm này, nhất là mặt hàng khẩu trang liên tục cháy hàng, chẳng còn đâu thời gian mà kiểm tra chất lượng của khẩu trang khi đeo lên mặt nữa.  

Có một sự thật mà chúng ta cần biết rằng, nếu sử dụng khẩu trang có chất lượng kém, xuất xứ không rõ ràng thì bạn sẽ đối mặt với tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe.

Và sự thật là đeo khẩu trang không đảm bảo chất lượng cũng khiến bạn mắc những bệnh về đường hô hấp chứ không phải cứ có một tấm chắn trước khuôn mặt là yên tâm không bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Đây cũng chính là lời nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong buổi họp báo thông tin về dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra.  

Vậy, làm sao để biết bạn đã mua đúng chiếc khẩu trang chất lượng? Theo giới chuyên gia, để tránh mua khẩu trang giả, khẩu trang kém chất lượng, người tiêu dùng cần chú ý đến các tiêu chí sau:  

- Ngâm khẩu trang vào nước: Khẩu trang y tế thật sẽ không hề bị thấm nước. Còn khẩu trang y tế giả sẽ bị ướt và thấm nước ngay.  

- Xé chiếc khẩu trang đã ngâm nước ra: Khẩu trang thật sẽ có lớp giấy bên trong nguyên vẹn, còn khẩu trang giả sẽ có lớp giấy bên trong bị rã.  

- Rạch lớp ngoài cùng của khẩu trang: Sau đó, lấy tay cầm lớp ở giữa của khẩu trang kéo thật mạnh nếu là khẩu trang tốt lớp ở giữa sẽ không bị rách và dai vì được làm bằng vải kháng khuẩn hoặc giấy kháng khuẩn, còn khẩu trang nhái, kém chất lượng lớp ở giữa bị rách ngay khi kéo thì lớp đó là giấy vệ sinh hay lớp giấy rẻ tiền không có tác dụng diệt khuẩn.  

- Độ sát mặt của khẩu trang y tế: Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đeo khẩu trang, giúp cho không khí bẩn không chui vào phía trong. Khẩu trang cần ôm sát mặt, cho phép tối đa 5% không khí đi qua các khoảng trống. Nếu khẩu trang không ôm sát mặt thì không nên mua.  

- Độ thoáng của khẩu trang: Dù khẩu trang ôm sát mặt nhưng vẫn đảm bảo có độ thoáng, giúp người dùng thấy thoải mái khi đeo, hô hấp bình thường mới là khẩu trang chất lượng. Nếu khẩu trang y tế gây bí thở, khó chịu thì không đảm bảo chất lượng, không nên dùng.  

NHC hướng dẫn chọn khẩu trang đúng trong từng hoàn cảnh  

PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng) cho biết, đeo khẩu trang giúp phòng chống bệnh đường hô hấp rất tốt nhưng chúng ta phải xác định ở mức độ nào, nguy cơ nào, trường hợp nào, lúc nào thì dùng khẩu trang.  

Hiện nay, dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng, người dân nên dùng khẩu trang ở nơi có nguy cơ lây lan cao như khi đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện. Nếu ngồi trong lớp học, văn phòng làm việc thì không cần thiết phải đeo khẩu trang vì cũng có thể gây bí thở... Điều quan trọng là khi ho, hắt hơi cần dùng mặt trong khuỷu tay che miệng, tránh lây nhiễm virus cho người khác.  

Để biết mình có ở mức độ cần đeo khẩu trang hay không, bạn có thể tham khảo ý kiến từ NHC thông qua infographic dưới đây:  

Theo Báo dân sinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.
Minh họa/INT.

Khi giới trẻ tìm về phim lịch sử

GD&TĐ - Tiếp làn sóng ủng hộ phim 'Đào, phở và piano'(Đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phận khán giả trẻ quay trở lại tìm kiếm những bộ phim lịch sử, cách mạng.