Giáo sư Sarkar cho rằng, chúng ta càng biết nhiều về vũ trụ và sự giãn nở vũ trụ, thì thuyết về năng lượng tối càng trở nên đáng nghi ngờ.
Quan điểm năng lượng tối xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 90 thế kỷ trước. Vào thời kỳ đó, các nhà khoa học nhận thấy rằng ánh sáng do siêu tân tinh phát ra yếu ớt hơn giả định. Các nhà thiên văn học Saul Perlmutter, Brian Schmidt và Adam Riess đưa ra giả thuyết, rằng đây là kết quả của sự giãn nở vũ trụ mà nguyên nhân là năng lượng tối. Vào năm 2011, ba nhà thiên văn học này được nhận Giải thưởng Nobel trong lĩnh vực Vật lý.
Vào năm 2014, Giáo sư Sarkar và các đồng nghiệp bắt đầu phân tích dữ liệu mà trên cơ sở đó giả thuyết về năng lượng tối hình thành. Các kết quả phân tích đã làm suy yếu giả thuyết này. Hiện tại Sarkar khẳng định, rằng năng lượng tối không tồn tại, còn sự giãn nở vũ trụ là kết quả của “các dòng chảy vật chất” tại những khu vực khác nhau của vũ trụ. Điều đó giải thích, vì sao tại những khu vực khác nhau của vũ trụ tốc độ giãn nở có những giá trị khác nhau. Theo Sarkar, giả thuyết về năng lượng tối là sai lầm, bởi nó dựa trên việc quan sát các siêu tân tinh tại cùng một khu vực vũ trụ.
“Điều này cũng giống như việc bạn ngồi trong ô tô và thấy rằng các ô tô khác di chuyển ngày càng nhanh, bởi chúng đang rời xa bạn. Nhưng cũng có thể, các ô tô đó hoàn toàn không tăng tốc, mà chính bạn đang đi chậm lại” – Giáo sư Sarkar giải thích.