Pakistan: Mối đe dọa của một hệ thống giáo dục thất bại

GD&TĐ - Chi phí cho một nền GD đàng hoàng ở Pakistan từ lâu đã không phù hợp với nhu cầu thực tế và trở thành một trong những bất cập lớn nhất của chính sách quốc gia. Phải đến mùa hè năm 2015, các tờ báo lớn mới bắt đầu chú ý nghiêm túc về vấn đề này và là chủ đề của các chương trình trò chuyện trên truyền hình quốc gia. Các cuộc tranh cãi trở nên công khai, gay gắt giữa phụ huynh, chủ trường học, cơ quan quản lý và tòa án.

Người biểu tình ở Pakistan với dòng chữ viết trên tấm bìa cát tông, yêu cầu chính phủ phải cung cấp một nền GD thuần túy và an toàn
Người biểu tình ở Pakistan với dòng chữ viết trên tấm bìa cát tông, yêu cầu chính phủ phải cung cấp một nền GD thuần túy và an toàn

Khi niềm tin bị “đánh cắp”

Trong hơn ba thập kỷ qua, một trong những vấn đề đau đầu nhất của phụ huynh ở Pakistan là tìm chỗ học có chi phí hợp lý cho con. Cho đến những năm 1970, nền GD ở quốc gia Nam Á này vẫn được đánh giá là “đàng hoàng” với chi phí hợp lý, bởi tất cả trường học đều là công lập. Nhưng khi kinh tế phát triển, các đô thị hiện đại được mở rộng, chuỗi trường tư bắt đầu xuất hiện, trước hết ở ba thành phố lớn nhất nước là Karachi, Lahore và Islamabad - Rawalpindi.

Bước sang thế kỷ XX, các trường tư thục trở thành sự lựa chọn, thậm chí là sự mặc cả của trẻ em đối với cha mẹ chúng. Nếu bạn hỏi các trường tư, họ sẽ nói rằng sự phát triển của họ là kết quả tự nhiên đến từ các dịch vụ ưu việt mà họ triển khai. Còn về mặt bằng chất lượng và bình đẳng GD, đại diện các trường tư sẽ cho biết họ hiện diện để sửa sai cho chính phủ vì bỏ rơi trẻ em nghèo và dễ bị tổn thương ở đất nước này - nơi cha mẹ không có lựa chọn trong chất lượng GD, nếu cho con học trường công.

Rất nhiều bằng chứng tồn tại, xác nhận hai quan điểm trên. Các trường tư thục đang sản xuất toàn bộ vốn nhân lực cao cấp của Pakistan. Nhưng tại cùng một quốc gia xuất khẩu nhân lực tài chính tốt nhất cho thế giới (rất nhiều chuyên gia tài chính ở phố Wall và các lập trình viên của Thung lũng Silicon - Mỹ - là người Pakistan) thì ước tính của chính phủ cũng cho thấy có ít nhất 22,6 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 16 không theo học bất kỳ trường học nào. Sự thật có lẽ nằm đâu đó ở giữa của hai trạng thái trái ngược này.

Trường tư - sự lựa chọn bất đắc dĩ

Năm 1970, Albert O Hirschman, một nhà kinh tế người Đức, đã xuất bản cuốn sách mang tựa đề: “Lối ra, Tiếng nói và Lòng trung thành”; trong đó, ông mô tả những gì xảy ra khi chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ suy giảm. Chất lượng GD trường công ở Pakistan đã được coi là ảnh hưởng của việc quốc hữu hóa và tuyển dụng giáo viên hàng loạt, khi một hành động bảo trợ chính trị bắt đầu phá hủy lớp học Pakistan. Nhiều nhà quản lý tài năng hay giáo viên có trình độ nhưng không phù hợp với hệ thống và quan điểm GD mới của chính phủ, đã bỏ nghề.

Sự tệ hại về chất lượng GD ở trường công khiến các phụ huynh và HS bất mãn. Các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra, đáp lại là sự im lặng của chính phủ và sự xuống cấp không ngừng của các cơ sở GD công lập. Cơ hội mở ra cho các trường tư. Xuất phát điểm là số ít những trường chất lượng cao với mức phí chỉ dành cho người giàu, các trường tư đã phát triển thành những chuỗi hệ thống lớn mạnh, thậm chí bỏ qua cả vấn đề chất lượng để hướng tới mục tiêu chi phí thấp, nhằm thu hút người học.

Theo ước tính của chính phủ Pakistan, tỷ lệ trẻ học trường công so với trường tư ở nước này là 70/30. Tức là cứ 3,5 trẻ em trong một trường công thì có 1,5 trẻ tương ứng theo học tại một trường tư. Đa số những đứa trẻ này được cung cấp những gì các nhà kinh doanh (và cả tài trợ) cho GD tư thục gọi là “trường tư giá rẻ”. Có khoảng nửa triệu trẻ em, trong tổng số gần sáu mươi triệu trẻ em trong độ tuổi đến trường, theo học ở những cơ sở GD có tất cả những gì có thể được mô tả chính xác là trường tư thục chất lượng cao, chi phí cao - nói cách khác, nó được gọi là những trường tư thục ưu tú. Đó là con cái của các gia đình trung lưu trở lên, với những bậc cha mẹ sẵn sàng chi phí tốn kém cho việc học tập của con. Trường tư thục ưu tú là chìa khóa chính mở ra cánh cửa đến một tương lai an toàn và sáng sủa cho con cái họ.

Giảm học phí, giảm luôn chất lượng

Vào mùa hè năm 2015, nhiều phụ huynh trong số này nhận thấy hóa đơn học phí từ các trường tư thục ưu tú cao hơn bình thường. Mọi yếu tố đều hoàn hảo để một cơn bão hình thành. Đầu tiên, các biện pháp an ninh cần thiết để chống lại sự tái diễn của một cuộc tấn công khủng bố chết người bên trong một trường học ở Peshawar đã làm gia tăng chi phí đáng kể cho các trường tư thục. Thứ hai, một khoản thuế khấu trừ bổ sung đã được áp dụng đối với các bậc cha mẹ có con cái đi học với mức học phí cao hơn 10.000 rupee mỗi năm. Thứ ba, cuộc biểu tình ngồi vào năm 2014 của Imran Khan (hiện là Thủ tướng Pakistan, sau khi thắng cử trong cuộc bầu cử vào tháng 8/2018) đã chứng minh cho những người thành thị bất mãn và có GD, về sự hiệu quả không ngờ khi kết hợp phương tiện truyền thông xã hội với những những khẩu hiệu hấp dẫn và một lý do chính đáng để vận động sự tham gia của cả cộng đồng. Phụ huynh ở các thành phố lớn bắt đầu huy động các cuộc biểu tình thông qua Facebook hay các nhóm WhatsApp.

Nhờ các cuộc biểu tình này, phụ huynh lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với các chủ sở hữu trường học ưu tú. Tuy vậy, các cuộc tiếp xúc không ngừng nghỉ và chưa từng thấy ấy, cộng với cả những can thiệp tư pháp lẫn hành động điều hành theo hoặc bổ sung cho chúng, đều không giải quyết được vấn đề cốt lõi. HS Pakistan vẫn chưa nhận được một nền GD tốt ở trường học trung bình trong nước. Một số trường học cung cấp chất lượng GD tốt hơn một chút có quyền tự do thu phí bằng các hành động tư pháp và hành pháp như giảm 20% học phí theo phán quyết mới đây của Tòa án Tối cao. Cuối cùng, chủ sở hữu của các trường này sẽ làm những gì mà bất kỳ doanh nghiệp cũng nào làm theo quy định: Họ sẽ điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp để phù hợp với mức phí họ được phép tính.

Trong khi học phí thấp hơn tại các trường tư thục ưu tú sẽ mang lại sự an tâm tạm thời cho tài khoản của các phụ huynh, nó không thực sự giải quyết được mối đe dọa của hệ thống GD thất bại. Các trường công lập vẫn chủ yếu là các “lỗ đen”, làm triệt tiêu mọi triển vọng và tương lai tươi sáng của đứa trẻ. Các trường tư không thể giải quyết toàn bộ nhu cầu GD của đất nước. Bất bình đẳng trong GD ngày càng bị đào sâu. Thế nên, là một trong những nước xuất khẩu nhân lực chất lượng cao lớn nhất thế giới, Pakistan cũng là nước có số trẻ đang trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường cao nhất thế giới.

Theo Herald.Dawn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ