Ớn lạnh chiếc váy nhìn thì đẹp nhưng lại đoạt mạng hơn 3.000 phụ nữ

Nếu tình cờ nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ yêu kiều, quý phái trong chiếc váy phồng được thiết kế cầu kì, chắc hẳn bạn sẽ phải thốt lên vì vẻ đẹp quá ư sang trọng ấy.

Mẫu váy này dù rất được ưa chuộng vào thế kỷ 18, 19 nhưng thực chất lại là mối hiểm họa khôn lường.
Mẫu váy này dù rất được ưa chuộng vào thế kỷ 18, 19 nhưng thực chất lại là mối hiểm họa khôn lường.

... Nhưng có lẽ rất ít người biết được rằng nhiều người phụ nữ đã phải bỏ mạng chỉ để ướm lên người chiếc váy xa hoa này.

Dù ở thời nào, phương nào thì thời trang vẫn phần nào thể hiện cho đẳng cấp, vai vế của con người. Cũng như các tiểu thư khuê các ở phương Đông phải bó chân từ nhỏ để sở hữu gót sen nhỏ nhắn đến mức biến dạng, người thuộc tầng lớp quý tộc ở phương Tây lại cực kỳ ưa chuộng những chiếc váy phồng cầu kỳ. Tuy nhiên, chiếc váy này lại chính là nguyên nhân khiến hơn 3.000 người phụ nữ đã phải bỏ mạng trong suốt hơn 100 năm.

Váy phồng là một loại váy khá đặc biệt và cầu kì cả trong thiết kế lẫn cách mặc. Chúng có kích cỡ lớn, bên trong gồm phần khung váy và phần váy bên ngoài.

Lúc đầu, người ta sử dụng lông ngựa để làm phần khung, sau đó thay thế bằng vải cotton và cuối cùng là những chiếc lồng váy được mặc bên trong để tạo độ phồng cho trang phục. Phom váy cũng dần được cố định hơn, tạo nên những chiếc váy phồng nổi tiếng của những thập niên thế kỷ 18,19.

On lanh chiec vay nhin thi dep nhung lai doat mang hon 3000 phu nu - Anh 2

Mô hình lồng váy được mặc trong những chiếc váy phồng ở những thế kỷ trước.

Từ những lá thép mảnh, thợ thủ công sẽ xếp thành lớp như những vòng tròn đồng tâm. Tùy thuộc vào độ dài của chiếc váy bên ngoài mà người ta căn kích cỡ của khung váy cho phù hợp. Cuối cùng, một chiếc váy mỏng được khoác bên ngoài lồng váy, tạo thành lớp khung có độ phồng hoàn hảo.

On lanh chiec vay nhin thi dep nhung lai doat mang hon 3000 phu nu - Anh 3

Cận cảnh một người phụ nữ đang mặc lồng váy.

Chính nhờ phần nhìn quá hoàn hảo, những chiếc váy phồng có khung thép nhanh chóng trở nên phổ biến vào thế kỳ 19, được ưa chuộng rộng rãi từ tầng lớp thượng lưu đến bình dân trong xã hội.

Bất cứ người phụ nữ nào cũng đều phải có chiếc váy này trong tủ quần áo của mình. Trong các tác phẩm hội họa thi văn, chiếc váy phồng cũng xuất hiện rất nhiều và trở thành một biểu tượng của người phụ nữ phương Tây.

Tuy nhiên, cũng chính vì chiếc khung cồng kềnh bên trong mà phụ nữ khi mặc váy phải di chuyển và ngồi xuống phải hết sức cẩn trọng. Nếu không cẩn thận, quần trong có thể bị lộ ra nếu chủ nhân làm vòng khung váy bật lên khi ngồi xuống.

Độ phồng quá mức của chiếc váy cũng khiến nhiều người phải chật vật khi bước qua bậc cửa. Nhưng chính chủ nhân của những chiếc váy này lại thừa nhận họ cảm thấy khá thoải mái khi mặc chúng vì sự mát mẻ, thậm chí họ còn có thể cất giữ vài món lặt vặt bên trong lớp váy áo cầu kỳ kia.

Nhưng mối nguy hiểm tiềm tàng của chiếc váy này không nằm ở chỗ gây bất tiện cho người mặc. Trên thực tế, chúng còn mang lại hiểm họa kinh khủng hơn nhiều.

Hầu hết những chiếc váy này đều được làm từ những vật liệu dễ bắt lửa và cháy rất nhanh. Và con số những người đã bị thiêu rụi vì chúng đã lên tới 3000 người.

Vào năm 1858, tại Boston, một người phụ nữ đã bỏ mạng khi đứng quá gần bếp lửa trong khi mặc váy phồng. Chiếc váy đã bị bén lửa và chỉ vài phút ngắn ngủi đã biến thành ngọn lửa lớn thiêu rụi cô gái hoàn toàn. Trường hợp tương tự cũng xảy đến với cô hầu gái 14 tuổi Margarat Davey vào tháng 2/1963 khi cô này đang làm bếp.

Chỉ tính riêng tại Anh Quốc, con số những người chết cháy vì váy phồng đã lên tới 19 người trong vòng 2 tháng. Nhiều người phụ nữ chứng kiến cảnh chiếc váy bắt lửa cũng không dám liều mình vào cứu vì sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Tại Philadelphia, tai nạn cũng đã xảy ra với 9 vũ công múa ba lê khi một người chẳng may bị cây nến đổ xuống váy tại nhà hát Continental.

On lanh chiec vay nhin thi dep nhung lai doat mang hon 3000 phu nu - Anh 4

Nhiều người đã phải bỏ mạng chỉ vì chiếc váy cầu kỳ này.

Thiếu nữ 16 tuổi Emma Musson cũng đã chịu chung số phận khi một cục than chẳng may lăn ra khỏi bếp và rơi trúng váy của cô vào năm 1898.

Chết cháy không là tai nạn thảm khốc duy nhất mà chiếc váy này đem lại. Vào năm 1898, sau khi nữ công nhân tên Ann Rollinson đã thiệt mạng sau khi chiếc váy bị cuốn vào máy tẩy vải, ban lãnh đạo công ty may mặc Courttaulds đã cấm hầu hết nhân công nữ không được mặc váy phồng trong lúc làm việc.

Chính vì sự nguy hiểm tiềm tàng kể trên, loại váy này nhanh chóng trở nên lỗi mốt và chính thức “tuyệt chủng” vào cuối những năm 1800.

Tuy nhiên, vì sự xoay vòng của thời trang, chúng lại một lần nữa quay trở lại vào thập niên 20 của thế kỷ trước với phần chân váy nhỏ và gọn gàng hơn rất nhiều.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy phong cách này ở một vài thiết kế váy cưới, tuy nhiên số thiết kế này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

On lanh chiec vay nhin thi dep nhung lai doat mang hon 3000 phu nu - Anh 5

Những thiết kế váy phồng cầu kỳ như thế này không còn xuất hiện nhiều trong làng thời trang thế giới.

On lanh chiec vay nhin thi dep nhung lai doat mang hon 3000 phu nu - Anh 6

Một số ít mẫu áo cưới vẫn sử dụng chân váy phồng.

Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ