Nước trên Mặt trăng bắt nguồn từ Trái đất?

Nước trên Mặt trăng bắt nguồn từ Trái đất?

(GD&TĐ) – Nước trên Mặt trăng và Trái đất có thể bắt nguồn từ một nơi và nơi đó là Trái đất thời kỳ sơ khai – Một nghiên cứu mới về đá trên Mặt trăng cho biết.

(ảnh MH: Internet)
Ảnh minh họa: Internet

Phát hiện trên đã tạo ra những câu hỏi về quá trình hình thành lên Mặt trăng. Mặc trăng được cho là được hình thành từ một vòng đất đá còn lại khi một vật thể khổng lồ đâm vào Trái đất 4,5 tỉ năm trước. Các nhà khoa học từ lâu đã giả định rằng sức nóng từ vụ va chạm khổng lồ trên có thể khiến hydrogen và các chất khác văng vào vũ trụ, do đó ban đầu Mặt trăng chắc hẳn hoàn toàn khô ráo.

Tuy nhiên, gần đây, tàu vũ trụ Mỹ và nghiên cứu mới đối với những mẫu lấy từ từ chuyến đi của tàu Apollo đã cho thấy Mặt trăng thự sự có nước cả ở trên và dưới bề mặt.

Alberto Saal - Nhà địa hóa học tại ĐH Brown và là người đứng đầu nghiên cứu trên - cho biết: “Lời giải thích đơn giản nhất là đã có nước trên Trái đất thời sơ khai vào thời điểm xảy ra vụ va chạm trên. Một số nước đó vẫn tồn tại được sau vụ va chạm và đó là nước ta thấy trên Mặt trăng.

Các nhà nghiên cứu đã loại bỏ khả năng nước trên đá ở Mặt trăng đến từ sao chổi vì nước ở sao chổi thường có tỉ lệ deuterium-hydrogen rất cao.

Phương Hà (Theo Xinhua)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ