So với nước "á quân" về lượng lưu trữ phần mềm độc hại là Đức thì Mỹ có "thành tích" nhiều gấp 5 lần.
Theo Solutionary, sở dĩ Mỹ trở thành nơi lưu trữ lý tưởng như vậy là bởi giới tội phạm số đang ngày càng ưa thích các dịch vụ điện toán đám mây để phát tán các phần mềm độc hại của họ.
Chuyên gia Chad Khal của Solutionary bày tỏ: "Điện toán đám mây đang nhanh chóng trở thành phương thức phân phối mã độc được ưa thích của giới tội phạm số. Đó là cách làm hiệu quả về chi phí đối với những kẻ xấu muốn tránh bị đưa vào danh sách đen trên phương diện địa lý. Hiện Amazon và GoDaddy đang là những nhà cung cấp dịch vụ "go-to" có tổng thị phần đạt 30%."
Ngoài ra, Solutionary còn đưa ra một thông tin đáng chú ý khác là trong bối cảnh ứng dụng độc hại phát triển mạnh, các phần mềm chống virus lại không hoạt động thực sự hiệu quả.
Theo Solutionary, phần lớn các mẫu virus thử nghiệm đều đã vượt qua tất cả các vòng kiểm tra khi hãng này tiến hành "thử sức" hơn 40 phần mềm diệt virus.