Giờ đây, người Nga cũng được biết điều đó, qua bài viết trong công trình "Nghiên cứu Việt Nam" tập sáu của phó giáo sư Học viện Á Phi, Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov Maxim Syunnerberg và chuyên gia "Vietsovpetro" Evgenya Marchenko.
Mấy năm qua, các nhà khoa học Nga trẻ tuổi đã phát triển dự án nghiên cứu về vai trò phụ nữ Việt Nam trong lịch sử và trong đời sống chính trị-xã hội đương đại của đất nước.
Sau khi xem xét hàng ngàn trang biên niên sử chính thức và truyền thuyết lịch sử, trong phần nghiên cứu đầu tiên của mình, họ kết luận rằng kịch bản lịch sử cổ đại và trung đại Việt Nam đã được viết nên không chỉ bởi nam giới.
Và các nhà khoa học trẻ đã kể với độc giả Nga về Hai Bà Trưng và Dương Thị Như Ngọc, Dương Vân Nga và Ỷ Lan, Tiêu Linh, Đỗ Thị Châu và nhiều phụ nữ khác, đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống đất nước, nhân dân và các triều đại.
Tiếp tục dự án nghiên cứu, bây giờ Maxim Syunnerberg và Evgeny Marchenko. đến gần thời đại chúng ta, tiếp cận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách thống trị thực dân, để chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc thống nhất đất nước.
Đây là bài nghiên cứu, nhưng rất khó có thể đọc một cách thờ ơ về tinh thần anh dũng của Mạc Thị Bưởi, về những lời cuối cùng trước khi bị xử bắn của Võ Thị Thắng: "Tôi chỉ biết đứng, không biết quỳ!"
Và không thể không gọi tuyên bố của Võ Thị Thắng khi bị chính quyền Sài Gòn kết án 20 năm tù giam là lời tiên tri: "Liệu chính quyền này có tồn tại được 20 năm để bỏ tù tôi hay không?" Điều được tiên đoán trong năm 1968 đã trở thành sự thật 7 năm sau đó.
Các nhà khoa học Nga đã nhắc đền tiểu sử nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Nguyễn Thị Định, người được tặng giải Hòa bình Quốc tế Lenin của Liên Xô năm 1968, và 5 năm sau, bà là người nước ngoài đầu tiên được Liên Xô tặng huân chương Hữu nghị các dân tộc.
Họ cũng kể về cuộc đời người kế nhiệm bà Nguyễn Thị Định trên cương vị Phó chủ tịch Việt Nam — bà Nguyễn Thị Bình, về vụ tự thiêu của Phật tử Nhất Chi Mai, về bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người có cuốn nhật ký được phát hiện 35 năm sau khi cô hy sinh và được dịch sang tiếng Nga, đã trở thành chứng vô giá cho hành động dũng cảm của những người yêu nước Việt Nam.
Các tác giả nêu rõ rằng từ thời cổ đại, cũng như trong lịch sử gần đây của Việt Nam, phụ nữ là biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân cả nước.