Nữ giáo viên giải thích thực tiễn bằng công thức hóa học

Nữ giáo viên giải thích thực tiễn bằng công thức hóa học

Cô Lê Thanh Hải – giáo viên Trường THCS Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) thường lấy ví dụ gắn liền với đời sống, giúp học sinh nhận thức và liên hệ giải thích được các vấn đề của thực tiễn.

Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Nữ giáo viên giải thích thực tiễn bằng công thức hóa học ảnh 1
Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ảnh minh họa/internet

Cô Hải cho biết: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3).

Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. 

Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.

NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O

Từ kiến thức này cô Hải dẫn giải: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống ngày càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày ngày càng tăng. “Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric ở bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG – cô Hải trao đổi.

Vì sao nước mắt lại mặn?

Nữ giáo viên giải thích thực tiễn bằng công thức hóa học ảnh 2
Ảnh minh họa/internet

Cô Hải giải thích: Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

“Từ kiến thức này, giáo viên có thể đặt 4 câu hỏi từ câu 13 đến câu 16 cho phần liên hệ thực tế trong bài 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG” – cô Hải chia sẻ.

Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm?

Nữ giáo viên giải thích thực tiễn bằng công thức hóa học ảnh 3
Ảnh minh họa/internet

Cô Hải phân tích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O

Theo cô Hải, hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. “Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI” – cô Hải trao đổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.