Nơi ươm mầm con chữ cho học sinh nghèo

Nơi ươm mầm con chữ cho học sinh nghèo
Giờ nghỉ trưa của các em nhỏ tại nhà thờ Hà Bầu.
Giờ nghỉ trưa của các em nhỏ tại nhà thờ Hà Bầu.

Tấm lòng bao dung

Sơ Dương Thị Tuyết tâm sự: “nhìn cảnh nghèo khổ của các em nhỏ người đồng bào nheo nhóc vì gia cảnh quá nghèo tôi không thể cầm được nước mắt. Thấy vậy tôi bàn với 2 sơ Vũ Thị Lý và Phạm Thị Lực, hàng ngày để cho các em nhỏ về đây chơi và dạy học chữ. Vào mỗi buổi tối hàng tuần, 3 người chúng tôi sẽ dạy cho các em học cấp I và cấp II học chữ”.

Hàng ngày những trẻ em nhỏ chưa đuổi tuổi vào lớp 1 sẽ tập trung về nhà thờ để học chữ. Ngoài học chữ ra các em được chỉ dẫn làm quen với tên các con vật, đồ dùng, màu sắc…Khoảng 90 em nhỏ của 4 làng đều tập trung về đây vui chơi học tập, gồm làng: Xóa, Kó, Ri và làng Gia. Các sơ trong nhà thờ tự bỏ tiền ra mua thuốc men để phòng khi các em bị ốm đau.

Nhiều hôm nhà thờ không còn gạo để nấu cơm cho trẻ em nên mỗi gia đình khi mang con đến gửi đều mang theo một lon gạo nhờ các sơ nấu cháo cho con. Các sơ thấy cháo không đủ chất dinh dưỡng, lo cho sức khỏe của các em nên phải mua ruốc thịt về nấu cháo. Các em học sinh lớn hơn thì chịu khó ăn khổ hơn các em nhỏ một chút, mỗi bữa ăn của các em chủ yếu là đu đủ, rau muống và cá.

giờ ăn trưa của các em luôn được các xơ của nhà thờ đảm bảo về chất dinh dưỡng.
Giờ ăn trưa của các em luôn được các sơ của nhà thờ đảm bảo về chất dinh dưỡng.

Nhiều hôm không còn gì để ăn, các sơ lại chạy vạy đi vay gạo nấu cho các em. Sơ Dương Thị Tuyết còn ngày đêm may áo thổ cẩm để bán tăng thêm thu nhập cho nhà thờ. Mỗi đêm sơ Tuyết thường thức đến 1 – 2 giờ sáng để may áo, thế nhưng mỗi bộ quần áo bán cũng chỉ được 100 ngàn đồng. “Bán rẻ cũng chẳng sao, miễn là mang lại cho các em một cuộc sống tốt hơn là tôi hạnh phúc rồi”- sơ Tuyết bộc bạch!

Nơi “ươm mầm” con chữ       

Nhà thờ Hà Bầu đang cưu mang khoảng 90 em nhỏ vừa là học sinh vừa là trẻ em nhỏ, trong đó có cả học sinh bán trú và nội trú. Tại nhà thờ có khoảng gần 30 em học sinh ở hẳn nội trú tại nhà thờ để tiện cho việc học tập. Nhà thờ cũng làm hẳn bốn ngôi nhà rộng để các em ăn ở, học tập và sinh hoạt.

Thấy các em học cấp I và cấp II không có sách đến trường, các sơ lại đi quyên góp sách cũ ở những nơi khác mang về cho các em học. Những em học yếu tối đến các sơ thay nhau kèm cặp để những em này học tốt hơn.

Các em được vui đùa thỏa thích trong khuôn viên của nhà thờ.
Các em được vui đùa thỏa thích trong khuôn viên của nhà thờ.

Em Kưi, học sinh lớp 3 tâm sự: “do ba mẹ em không biết chữ nên ở nhà không ai dạy em học cả. Năm trước em học yếu nhất lớp, sơ ở đây bảo mỗi buổi sáng đến đây các sơ sẽ dạy em học bài. Nhờ các sơ mà em giờ học tốt hơn nhiều rồi, lên lớp em còn được cô giáo khen là học giỏi nữa cơ đấy”.

Sơ Lực cho biết: “hầu hết các em học trọ lại ở nhà thờ đều có học lực khá tốt. Phần là do chính nỗ lực của các em trong học tập, hơn nữa ở đây chúng tôi đều quy định giờ học cho các em. Các em chấp hành giờ học bài rất tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập cảu các em đều cao”.

Em Đinh Bát, học sinh lớp 7, thổ lộ: “Ngoài được các sơ nuôi ăn ở ra thì các sơ còn tận tụy dạy bảo em học tập. Từ khi vào trong này ở học, năm nào em cũng được học sinh tiên tiến. Gia đình em nghèo nên bố mẹ cứ bắt em bỏ học để đi làm, nhưng em không chịu vì lên lớp cô giáo dạy nếu không biết chữ thì làm gì cũng không được”.

Xuân Thu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.