Nỗi lo thế hệ cầu thủ sau lứa Quang Hải, Văn Hậu

Thi đấu thiếu thuyết phục ở hai giải đấu diễn ra kế tiếp nhau, thế hệ cầu thủ U19 hiện tại chưa tạo được dấu ấn đáng kể đối với người hâm mộ bóng đá trong nước, mà vấn đề có khi không nằm ở chất lượng nhà cầm quân.

Sau 2 giải liên tiếp, U19 Việt Nam vẫn nhạt nhoà
Sau 2 giải liên tiếp, U19 Việt Nam vẫn nhạt nhoà

Nếu nói rằng sự thiếu đường nét của đội U19 Việt Nam hiện tại xuất phát từ nguyên nhân là HLV, thì riêng thế hệ cầu thủ hiện nay đã trải qua đến hai đời HLV khác nhau, chỉ trong vòng ít tháng, mà đều là các HLV từng có thành tích.

Vài tháng trước, đội được dẫn dắt bởi HLV Hoàng Anh Tuấn, người từng đưa thế hệ U19 của Quang Hải, Đoàn Văn Hậu, Hà Đức Chinh, Huỳnh Tấn Sinh, Nguyễn Trọng Đại… vào VCK World Cup U20 năm 2017. Còn giờ, đội được huấn luyện bởi HLV Philippe Troussier, HLV trưởng của đội tuyển quốc gia Nhật Bản tại VCK World Cup năm 2002.

Thế nhưng, dưới thời cả hai HLV này, đội tuyển U18 Việt Nam cách nay vài tháng, hay đội tuyển U19 Việt Nam hiện tại vẫn nhạt nhoà.

Thành ra, có khi vấn đề chính của thế hệ cầu thủ hiện tại nằm ở chất lượng các gương mặt có trong đội hình U19 Việt Nam, chứ không phải hoàn toàn do sự yếu kém của HLV trưởng (chẳng ai dám bảo HLV Philippe Troussier là HLV kém cả).

Các cầu thủ hiện tại không được đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật
Các cầu thủ hiện tại không được đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật 

Dĩ nhiên, khi một đội bóng thiếu khởi sắc, không thể loại trừ trách nhiệm của nhà cầm quân, nhưng nhà cầm quân dù có tài thánh đi chăng nữa, cũng không thể làm lột xác một đội bóng có vấn đề về chất lượng nhân sự: về kỹ thuật, về tư duy chiến thuật…

Khi U18 Việt Nam cách nay vài tháng thi đấu nhạt nhoà tại giải U18 Đông Nam Á, rồi bị loại ngay sau vòng bảng, HLV Hoàng Anh Tuấn là người đứng ra chịu trách nhiệm cho thất bại ở giải đấu ấy, rồi chủ động từ chức.

Nhưng ngay cả khi HLV Hoàng Anh Tuấn đã nghỉ rồi, đội vẫn còn nguyên những tồn tại hệt như cách nay vài tháng: các cầu thủ vẫn loay hoay khi có bóng, vụng về trong các pha xử lý, kể cả trong tấn công lẫn trong phòng ngự.

Đấy là nhược điểm về mặt kỹ thuật, nhược điểm hầu như không liên quan đến HLV đang dẫn dắt lứa cầu thủ đấy, mà xuất phát từ nền tảng của từng cầu thủ, cũng như khâu đào tạo của họ từ khi họ còn nhỏ.

Đấy còn là nhược điểm về mặt tư duy, mà nhược điểm này cực kỳ khó sửa, đặc biệt là ở độ tuổi 18-19, nên không thể đổ hết lỗi cho các HLV đang dẫn dắt họ ở các đội U18 hoặc U19 được.

Vẫn biết thế hệ cầu thủ hiện tại không sở hữu những “quái kiệt” dạng Nguyễn Quang Hải, Trần Đình Trọng hay Đoàn Văn Hậu, khi các cầu thủ nêu trên ở vào độ tuổi tương tự.

Tuy nhiên, U18 và giờ là U19 Việt Nam đá liên tiếp hai giải mà vẫn nhạt nhoà, nhạt nhoà ngay cả khi đối diện với các đội cực yếu tầm Mông Cổ và Guam thì có lẽ phải báo động về chất lượng nguồn cầu thủ kế cận cho lứa Quang Hải, Đình Trọng, báo động về nguồn cầu thủ dự SEA Games sau đây 2 năm.

Các cầu thủ trẻ vẫn còn có thể tiến bộ, tương lai vẫn còn ở phía trước họ. Nhưng trước tiên, họ phải nhìn ra điểm yếu của chính mình, rồi tự sửa các điểm yếu đi đã. Hai giải liên tiếp chưa tạo được dấu ấn rồi đấy!

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ