Thương binh mất 100% sức khỏe...
Ngày hạ tuần tháng bảy, dướicái như nung đang dội xuống dải đất miền Trung, chúng tôi về thăm Trung tâm Điềudưỡng người có công Thanh Hóa (Trung tâm).
Ông Nguyễn Văn Thư – Giám đốcTrung tâm dẫn chúng tôi về phòng của cụ Mai Trọng Bái (sinh năm 1937), làthương binh nặng, suy giảm khả năng lao động 100%. Cụ Bái là người cao tuổi hiệnnay ở Trung tâm này và đang hưởng chế độ thương binh nặng nhất.
Dù tuổi cao, chân phải cụt, mắttrái đã bị khoét, đầu và hai cánh tay đang còn nhiều mảnh đạn găm..., nhưng cụBái vẫn rất minh mẫn. Ngồi trò chuyện với chúng tôi, cụ Bái nhớ như in những trậnđánh ở Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, thành cổ Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế....
Cụ Bái, kể: "Quê tôi ở xã Hoằng Trạch,huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Năm 1969, khi tham gia trận đánh ở Khe Sanh (QuảngTrị), bị thương, nên phải rút ra bệnh viện Quân khu IV điều trị. Lần bị thương ấy,không nặng lắm, chỉ mất 21% sức khỏe thôi. Điều trị một thời gian, khi vếtthương lành, tôi lại xung phong trở vào chiến trường Quảng Trị để đánh giặc.
Đếnnăm 1972, khi tham gia đánh trận ở Đường 9 Nam Lào, tôi lại bị thương. Nhưng lầnnày bị thương nặng lắm. Cứ ngỡ là mình không thể sống nổi vì lúc đó, chân phảicủa tôi gần như nát bét do mìn "cóc" phát nổ. Khi được đồng đội cứu và đưa về đếntrạm quân y, tôi không biết gì nữa.
Lúc tỉnh dậy, thấy chân phải của mình mấttiêu đoạn từ đầu gối xuống. Còn mắt trái coi như không nhìn thấy gì nữa. Nhữngngày sau đó, vết thương ở chân bị nhiễm trùng, nên các y, bác sĩ phải cưa liên tiếp5 lần, lên đến hơn nửa đùi".
Năm 1973, thương binh nặng Mai TrọngBái trở ra Bắc và tiếp tục điều trị ở Trung đoàn 582, (huyện Nho Quan, tỉnh NinhBình). Năm 1982, với ý nguyện được về điều trị ở địa phương cho gần gia đình, cụBái được chuyển về Trung tâm này.
"Bây giờ, được sống ở Trung tâm này là sungsướng lắm rồi. Sướng gấp cả trăm lần so với thời đi chiến trường ấy chứ. Vì ởđây, hằng ngày đều có các y, bác sĩ đến thăm khám, cấp thuốc men, lo cho ăn uốngđầy đủ lắm. Những người như tôi, dù sao vẫn còn may mắn hơn vô vàn anh em, đồngđội đã không thể trở về", cụ Bái nói giọng nghèn nghẹn.
Giám đốc Trung tâm Nguyễn Văn Thư,cho biết: "Bác Mai Trọng Bái hiện nay là người lớn tuổi nhất Trung tâm và cũnglà thương binh nặng nhất. Bác ấy có 3 người con. Một người hiện nay đang sống ởtrong miền Nam, còn hai người ở quê. Bác Bái vào sống ở Trung tâm, vì không muốnlàm phiền đến con, cháu. Hằng tháng, các con, cháu và người thân vẫn lên thămthường xuyên, nên cụ sống vui lắm".
...và người phụ nữ... "da cam"
Ở Khoa chăm sóc, quản lý cho ngườinhiễm chất độc da cam, dường như ai cũng cảm thấy ngạc nhiên, khi nghe cán bộTrung tâm kể về chị Lê Thị Phương. Chị Phương sinh năm 1970, quê ở xã Yên Lâm,huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Người phụ nữ này bị ảnh hưởng dichứng của bố đẻ để lại, khi ông tham gia chiến trường đánh giặc Mỹ. Khi chịPhương được sinh ra, loại chất độc da cam khủng khiếp ấy đã khiến cơ thể chị bịdị dạng. Chị không thể ngồi, chân tay co quắp, tiếng nói méo mó đến khó nghe.
Hồi năm 1999-2000, khi bố chị qua đời rồi, mẹ ra đồng làm ruộng, để chị nằm ở nhà một mình. Bỗng có một gã đàn ông nào đó lẻn vào nhà, rồi giở trò đồi bại với chị. Do tật nguyền, cơ thể bị dị dạng, nên chị không thể phản kháng. Rồi sau đó, chị Phương có thai, nhưng không ai truy ra được kẻ nào đã gây nên tội ác ấy.
Khi cái thai trong bụng người phụ nữ tật nguyền ấy lớn rồi, mẹ chị và mọi người mới biết. Lúc ấy, do thai nhi đã lớn quá, nên không thể phá bỏ. Vậy là, mẹ chị quyết định cứ để liều cho chị sinh nở. Và lạ thay, thiên chức làm mẹ của chị Phương trỗi dậy, chị đã "vượt cạn" tự nhiên, mà không cần sự can thiệp của y học.
Người phụ nữ tật nguyền ấy đã trở thành mẹ của một cậu con trai khôi ngô, kháu khỉnh. Thế nhưng, thời điểm ấy cũng là lúc vô cùng gian truân, vất vả. Bản thân chị còn chưa lo được cho mình, thì sức nào để chăm nuôi đứa con không cha ấy. Rồi mẹ chị chạy vạy khắp nơi, vừa lo cho con gái, vừa nuôi nấng đứa cháu ngoại đáng thương kia.
Đến năm 2016, chị Phương được địa phương đề nghị gửi vào Trung tâm. Từ đó, chị Phương sống với những người cùng cảnh ngộ nhờ vào sự chăm sóc tận tình của đội ngũ cán bộ Trung tâm.
Giờ đây, con trai của chị Phương – cháu Lê Kiên Cường đã ở tuổi 20. Hôm chúng tôi đến thăm chị, cán bộ của Trung tâm gọi điện thoại cho Cường nói chuyện với mẹ. Trong cuộc điện thoại, chị Phương oằn mìn lên, nói tiếng được, tiếng không với con trai, rằng: "Con phải giữ sức khỏe. Đừng lo gì cho mẹ cả nhé. Mẹ ở đây, đã có các bác chăm sóc tốt lắm rồi". Nghe hai mẹ con nói chuyện, những người chứng kiến đều vô cùng xúc động.
Bà Trịnh Thị Yến – Phó trưởng Khoa chăm sóc, quản lý cho người nhiễm chất độc da cam, nói rằng: "Trường hợp của chị Phương là vô cùng hiếm hoi. Đúng là trời không lấy đi của ai tất cả. Bây giờ, chị Phương có cháu Kiên Cường, là một điều hạnh phúc nhất cho chị ấy. Cháu Kiên Cường hiện nay đang làm công nhân ở Hà Nội. Chúng tôi cũng thấy mừng cho chị Phương nhiều lắm".
Tình thương và trách nhiệm
Có thể nói, bằng trách nhiệm, tấm lòng tri ânsâu nặng, Trung tâm đã góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh. Tiếp thêm nghịlực cho thương, bệnh binh nặng, những người nhiễm chất độc da cam... vươn lên sốngvui, khỏe.
Bác sĩ Trịnh Văn Cường - TrưởngKhoa Quản lý, chăm sóc thương binh, bệnh binh nặng và người có công, cho biết:Hiện tại, Khoa đang trực tiếp quản lý và điều trị hơn 46 thương binh, bệnh binhnặng.
"Hầu hết, các bác đều có thương tật và di chứng nặng nề cho chiến tranh đểlại. Ngoài những bệnh lý nền, do tuổi cao sức yếu, tất cả thương, bệnh binhđang điều trị tại Khoa đều có những bệnh lý khác, như: tiểu đường, huyết áp,tim mạch…
Công tác chăm sóc, chế độ ăn và phác đồ điều trị gặp nhiều khó khăn.Bằng tình cảm và trách nhiệm, nhân viên của Trung tâm luôn cố gắng hết sức, đểcác bác luôn cảm thấy thoải mái nhất", bác sĩ Trường cho hay.
Giám đốc Nguyễn Văn Thư, cho hay:Hiện nay, Trung tâm đang quản lý 237 người có công với cách mạng. Trong đó, có46 thương, bệnh binh nặng, 29 người là vợ liệt sỹ già cả cô đơn, 71 thương, bệnhbinh tâm thần mãn tính nặng và 90 nạn nhân nhiễm chất độc da cam...
Tình trạng thương tật, bệnh tật của người hưởng chính sách ở đây đa dạng, phức tạp. Nhiềuthương, bệnh binh bị tâm thần nặng. Trung tâm luôn phải điều động từ 9-13 nhân viên chămsóc, phục vụ những thương, bệnh binh vết thương, bệnh tật, bệnh lý tái phát. Họphải đi các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương để điều trị bệnh.
Cũng theo ông Thư, nhờ sự quan tâmcủa cấp trên, nên hiện nay những thương, bệnh binh nặng ở Trung tâm được chămsóc theo chế độ đặc biệt. Trung tâm có hai dãy nhà cấp 4, được chia làm nhiềuphòng nhỏ, là nơi sinh sống của hơn 40 thương, bệnh binh nặng và người có côngrất khang trang, sạch sẽ. Mỗi phòng rộng chừng hơn 20m2, có nhà vệ sinh khépkín, được trang bị đầy đủ điều hòa, quạt mát, bàn ghế...
Tại Khoa quản lý, chămsóc thương, bệnh binh tâm thần và Khoa quản lý, chăm sóc cho người bị nhiễm chấtđộc da cam cũng được đầu tư, xây dựng khang trang. Tuy nhiên, ông Thư cũng trăntrở một điều, rằng: "Thời gian tới, chúng tôi mong ngành chức năng quan tâm hơnnữa đến các chính sách hỗ trợ đối với những người nhiễm chất độc da cam. Nhữngthân nhân liệt sỹ, già cả cô đơn, con liệt sỹ tật nguyền...
Đặc biệt, hỗ trợthêm chế độ ăn hàng ngày cho người nhiễm chất độc da cam. Bởi lẽ, hiện tại hàngtháng, đối với người nhiễm chất độc da cam, bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, chỉ có 974.000 đồng/tháng.
Bên cạnhđó, đối với y, bác sĩ đi theo chăm sóc, phục vụ thương, bệnh binh nặng ở tuyếnTrung ương, hiện nay chỉ được hỗ trợ 200.000 đồng/ngày, là rất khó khăn cho mọingười".
Lúc rời Trung tâm, nhìn thấy trongkhuôn viên, nhiều cán bộ, nhân viên và những thương bệnh binh đang cùng nhau làmviệc, người quét dọn, tỉa cành cây, người nhổ cỏ, tưới rau và trò chuyện rôm rả..., trong lòng tôi cảm thấy, không khí ở đây gần gũi, ấm áp như một gia đình vậy.