Những vụ tai nạn hàng không do sai sót ngớ ngẩn của phi công

GD&TĐ - Mặc dù các sự cố là tương đối hiếm – chỉ 1 trong 11 triệu chuyến bay, có nhiều trường hợp thảm khốc có thể ngăn ngừa được từ phía phi công. Dưới đây là một số trường hợp tai nạn do phi công mà báo điện tử Dail Mail của Anh sưu tầm.

Một chiếc máy bay của hãng Aeroflot
Một chiếc máy bay của hãng Aeroflot

Chuyến bay Aeroflot 593, năm 1994

Có lẽ lỗi ngớ ngẩn nhất trong tất cả các vụ tai nạn hàng không là thuộc về viên phi công thứ 3 (dưới hàng cơ phó) - Yaroslav Kudrinsky, ông này đã để cho 2 đứa con của mình nghịch các nút điều khiển.

Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 23/3/1994 khi máy bay Aeroflot bay từ Moscow đi Hong Kong. Chiếc Airbus A310 rơi ở Siberia, làm toàn bộ 75 người trên máy bay thiệt mạng.

Theo các đoạn ghi âm trong buồng lái, ông Kudrinsky rủ 2 đứa con của mình vào buồng lái vào giữa đêm – Yana 12 tuổi và Eldar 15 tuổi.

Khi đó hai bé này được phép ngồi vào ghế của cơ trưởng và chơi với các nút điều khiển mà đáng lý ra đã phải bị vô hiệu hóa khi máy bay chuyển sang chế độ bay tự động.

Thế nhưng, điều khủng khiếp đã xảy ra khi Eldar kéo nút điều khiển xuống trong đúng 30 giây, điều này đã đưa hệ thống quay trở lại trạng thái điều khiển bằng tay.

Vào thời điểm cơ trưởng và cơ phó quay trở lại chỗ ngồi và giành lại quyền kiểm soát máy bay thì tình hình đã quá muộn. Máy bay lao vào dãy núi bên dưới và làm toàn bộ người đi máy bay tử nạn.

Chuyến bay Transasia Airways 235, năm 2015

“Chết, kéo nhầm nút chỉnh tốc độ rồi”. Đây là một phần trong những lời cuối cùng của phi công chuyến bay trên vào ngày 4/2/2015, ngay trước khi máy bay đâm vào cầu cao tốc ở Đài Loan, khiến 43 trong số 58 hành khách thiệt mạng.

Theo báo cáo từ Hội đồng An toàn Hàng không Đài Loan, chiếc phi cơ vừa mới cất cánh từ sân bay Songshan ở Đài Bắc (Đài Loan) thì một động cơ ngừng hoạt động.

Viên cơ trưởng (sau đó thiệt mạng cùng cơ phó) khi ấy đã vô tình tắt nốt động cơ đang hoạt động bằng cách kéo nút chỉnh ga, khiến máy bay bị nghiêng đột ngột và cắm mũi xuống sông Keelung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.