1. Chụp ảnh chân dung sau khi chết
Trước đây, những người thuộc tầng lớp trung lưu Anh rất thích chụp ảnh người thân của mình sau khi họ đã chết, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em.
Người dân Anh thời đó coi đây là điều rất bình thường, trong khi hiện nay đây bị xem là điều cấm kỵ trong văn hóa phương Tây.
2. Xác sống
Với mong muốn tưởng nhớ hình ảnh người quá cố, người ta thường dàn dựng rất kỹ lưỡng để có những bức ảnh y như lúc người chết vẫn còn tồn tại trên đời.
Cơ thể người chết được chụp ở các tư thế thường ngày, cùng các thành viên của gia đình. Trẻ em thường ôm món đồ chơi yêu thích và đôi mắt được dựng mở.
Đôi khi, người ta cũng vẽ thêm con ngươi ở mắt vào ảnh hoặc tô má hồng cho người đã chết để người thân thêm "xinh đẹp".
3. Dùng than làm trang sức
Thời đó, than non – một dạng hóa thạch có màu nâu sẫm của than đá – được thể hiện cho sự đau buồn, ảm đạm và u buồn cùng cực.
Do đó, trong giai đoạn đầu của việc mai táng một người nào đó, phụ nữ chỉ được phép đeo trang sức bằng than non.
4. Mang theo tóc của người chết
Trong giai đoạn thứ 2 của việc mai táng, tóc của người chết được cắt ra để chế tác trâm cài, vòng tay, nhẫn, dây chuyền… làm trang sức cho phụ nữ.
Người ta cho rằng đeo các loại trang sức như vậy sẽ có thể tưởng nhớ và bày tỏ tình cảm với người đã khuất.
5. Nghi thức tránh bị ma ám
Khi có người qua đời, tất cả gương trong nhà phải được bọc lại cẩn thận. Người ta cho rằng nếu để vỡ gương lúc này, sẽ có người của gia đình đó phải "đi theo".
Đồng hồ cũng được dừng lại ở đúng thời điểm người quá cố qua đời để tránh điềm rủi.
Khi chuyển xác chết ra khỏi nhà, những người thân trong nhà phải bước ra sau quan tài để tránh việc bị xác chết "lôi kéo" theo.
6. Đeo chuông cho xác chết
Tục lệ này được gọi là Edgar Allen Poe. Do sợ chôn nhầm người sống, khi mai táng người ta thường gắn 1 chiếc chuông lên bia mộ.
Chiếc chuông này được nối vào tay của người chết thông qua 1 sợi xích và 1 chiếc nhẫn nhỏ để báo động cho người thân trong trường hợp họ bị chôn "nhầm" khi vẫn còn sống.