Biểu hiện của bệnh khó tiểu
Tiểu khó là khi đi tiểu phải rặn mạnh, rặn lâu nước tiểu mới ra được. Điều này làm người bệnh rất phiền vì phải ở trong nhà vệ sinh lâu hơn người bình thường.
Tiểu không hết: vừa tiểu xong nhưng không có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng, cảm giác nặng ở vùng dưới rốn (vùng hạ vị).
Tiểu nhiều lần: chính vì tiểu không hết nên thường xuyên có cảm giác mắc tiểu, khoảng 15 - 30 phút phải đi một lần , rất bất tiện khi người bệnh đang đi trên tàu xe hay ở nơi công cộng.Tia nước tiểu nhỏ, yếu. Tiểu rớt xuống chân, người bệnh thường phải rặn nhiều nước tiểu mới ra.
Tiểu gắt, tiểu đau: nhăn mặt nhíu mày khi đi tiểu do tình trạng ứ đọng nước tiểu lâu ngày gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh khó tiểu:
Những người bệnh nội khoa: Làm giảm thể lực của bệnh nhân nên giảm áp lực ổ bụng tác động vào bàng quang khi bệnh nhân gắng sức rặn tiểu.
Bệnh ngoại khoa: Làm cản trở đường ra của nước tiểu khi bệnh nhân rặn tiểu
Bệnh tâm thần kinh: tổn thương tuỷ sống, bàng quang thần kinh,thoát vị màng não tuỷ vùng cùng cụt,...Làm mất khả năng đóng mở hoặc co bóp cơ thắt cổ bàng quang, thành bàng quang.
Cách điều trị
Bệnh nhân khi có triệu chứng khó tiểu nên đi khám chuyên khoa, để biết được nguyên nhân và có quá trình điều trị. Phối hợp khám chuyên khoa như: thận, tiết niệu, nam học. Điều trị vật lý trị liệu, tâm lý.
Nếu trường học bệnh còn nhẹ thì điều trị bằng thuốc uống.Ví dụ: Đái khó mức độ nhẹ và vừa do u phì đại tuyến tiền liệt thì sử dụng thuốc.
Đối với những trường hợp khi được điều trị bằng thuốc không giảm, bệnh nhân đi tiểu vẫn rất khó, bí tiểu thì cần phải phẫu thuật nếu có chỉ định của ngoại khoa như: u phì đại, hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang….
Những người mắc bệnh khó tiểu sẽ gặp rất nhiều phiền phức, theo như lời khuyên của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên – bệnh viện Đại học Y Hà Nội: “Khi bị triệu chứng khó nói này thì đừng ngại ngùng mà hãy mạnh dạn đến bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bằng các phương tiện khác như siêu âm, xét nghiệm máu, chụp x quang, CT, MRI… Để tìm ra bệnh và hướng điều trị đúng.
“Không nên im lặng, khi bị nặng mới chịu đi khám sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân”, bác sĩ Liên đặc biệt lưu ý.