1. Thói quen thương hại bản thân
Những người có thói quen thương hại chính bản thân mình thường đánh mất sự đồng cảm của những người xung quanh.
Kết quả là, họ thường có công việc tầm thường và một cuộc sống đau khổ; thường những người này ngăn cản bản thân tìm kiếm cơ hội mới, những điều vui vẻ trong cuộc sống.
2. Thói quen keo kiệt
Quen tìm kiếm những món hàng giảm giá đầu tiên trong siêu thị; không bao giờ cho ai vay tiền; tiết kiệm lời khuyên với tất cả mọi người; nghĩ rằng mình không thể nuôi một đứa trẻ với mức lương hiện tại... Tất cả đều là thói quen xấu.
Hãy nhớ: nhu cầu tiết kiệm tại mỗi thời điểm trong cuộc sống chứng tỏ sự thiếu cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu, chứ không phải bạn cần tiết kiệm.
Một người tự chủ về tài chính luôn luôn sẵn sàng chi trả giá trị thật cho những món hàng, và cũng như cho công việc của người khác, là người mong muốn những thứ tương tự cho những điều còn lại trong cuộc sống của họ.
3. Thói quen đánh giá mọi thứ dựa trên giá trị của đồng tiền
Chỉ có những người nghèo mới nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có thể đạt được bằng cách có một số tiền bảy chữ số trong tài khoản ngân hàng của họ mà không thực sự tận hưởng cuộc sống bằng những món đồ yêu thích, sống trong một lâu đài, hoặc lái một chiếc xe đắt tiền.
4. Thói quen hoảng loạn khi trong ví không còn tiền
Nếu bạn hoảng sợ khi nghĩ đến việc bị sa thải, thì cái nghèo luôn song hành cùng cuộc đời bạn. Những người thành công không xem xét sự giàu như một hằng số; đôi khi bạn có nó, đôi khi bạn không. Chỉ đơn giản và nhẹ nhàng vậy thôi!
5. Thói quen chi tiêu nhiều hơn những gì bạn kiếm được
Nếu bạn thường xuyên làm thêm giờ nhưng vẫn không có đủ tiền cho cuộc sống của bạn, thì hãy thay đổi thói quen sinh hoạt của bạn! Nếu bạn không hiểu sự khác biệt giữa các khoản vay mà bạn có, bạn sẽ chắc chắn sẽ không bao giờ trở nên giàu có.
Ảnh minh họa |
6. Thói quen làm những gì mình không thích
Các nhà tâm lý nói rằng những người cảm thấy như họ không thuộc về công việc của họ thì khả năng sự bất hạnh và nghèo đói trở thành một điều dĩ nhiên trong cuộc sống. Lý giải cho điều này đó là cảm xúc của họ điều khiển cái họ muốn làm và không muốn làm.
Hãy nhớ rằng “Nếu bạn không tự xây dựng ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn để xây dựng ước mơ của họ”.
7. Thói quen xa rời những người thân
Hầu hết những người thành công đều yêu thương và trân trọng gia đình họ nhất. Bởi vì đó là nơi duy nhất luôn luôn ở bên cạnh bạn khi bạn “ngã” xuống vực sâu. Sẽ không ai dạy được ai thế nào yêu thương và trân trọng nếu trừ khi họ tự cảm nhận được!
8. Bạn không thích nghi với văn hóa công ty
Mọi công ty đều hoạt động theo những quy tắc ứng xử, cách giao tiếp xã hội riêng. Nếu bạn không thích nghi với văn hóa đó thì có thể khiến bạn bị từ chối hoặc bị phê phán. Ngoài ra, việc đó chứng tỏ bạn xa lánh đồng nghiệp và không quan tâm đến việc tạo mối quan hệ tích cực nơi làm việc.
9. Bào chữa thay vì nhận lỗi
Nhiều người thường đợi đến ngày dự án tới hạn rồi bào chữa, giải thích với sếp rằng vì bản thân không quản lý thời gian tốt… Không nhận trách nhiệm đối với lỗi lầm mà bạn gây ra, thay vào đó cứ tiếp tục bào chữa sẽ khiến bạn thất bại.
10. Thói quen đi trễ
Việc thường đi trễ khiến đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng còn điều gì khác quan trọng hơn công việc của bạn tại công ty và bạn là người không quý trọng thời gian. Nó khiến bạn trở thành một người thiếu tôn trọng, vô lo và mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn.
11. Thói quen ăn mặc xuề xòa
Nhiều người đôi khi cảm thấy thoải mái trong công việc, hoặc vì quá bận bịu mà bỏ qua vẻ bề ngoài của họ như thế nào. Họ quên cách thể hiện bản thân lịch sự, chuyên nghiệp và bắt đầu mệt mỏi, phờ phạc và luộm thuộm. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự tín nhiệm, quyền hạn và sự tôn trọng của bạn đối với đồng nghiệp.